fbpx

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục

  1. Chử Văn Đạt
    Người viết Chử Văn Đạt

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục

Trong thời gian dịch Covid kéo dài ảnh hưởng lớn tới hoạt động doanh nghiệp, có rất nhiều người lao động đã bị mất việc làm đột ngột. Lúc đó, bảo hiểm thất nghiệp được nhắc tới rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu về bảo hiểm này. Vậy cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Làm thế nào để hưởng được khoản tiền trợ cấp ấy? Hãy cùng tìm hiểu với Cloudify qua bài viết dưới đây nhé!

Bảo hiểm thất nghiệp là gì

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được định nghĩa trong khoản 4 điều 3 Luật việc làm 2013: BHTN là là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Tham gia BHTN, bạn được hưởng các quyền lợi gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề và Hỗ trợ đào tạo. Trong bài viết này, Cloudify xin phép chỉ đề cập tới các vấn đề liên quan tới cách tính bảo hiểm thất nghiệp. Các thông tin khác xin hẹn các bạn vào bài viết sau.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Chi tiết về điều kiện và cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng hưởng BHTN

Khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp và có hợp đồng lao động hợp pháp, phía doanh nghiệp có trách nhiệm đóng một phần BHTN cho người lao động đó. Dưới đây là chi tiết những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

  • Người lao động có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
  • Có hợp đồng lao động có xác định thời hạn.
  • Có hợp đồng làm việc mùa vụ/ có thời hạn từ 3 tháng tới dưới 12 tháng.

Điều kiện hưởng BHTN

Những điều kiện để người lao động được BHTN:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp sẽ không được áp dụng cho các trường hợp người lao động đơn phương nghỉ, hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc người lao động nghỉ và đã nhận lương hưu.
  • Có đóng BHTN 
    • Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng lao động không xác định hoặc có xác định thời hạn.
    • Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng lao động mùa vụ/ có thời hạn từ 3 tháng tới dưới 12 tháng.
  • Có nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nghỉ việc. Hồ sơ này được nộp tại các trung tập dịch vụ việc làm.
  • Chưa đi làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Trừ các trường hợp đã được quy định theo pháp luật.

Có thể thấy, việc thực hiện đóng BHXH rất quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp vì nó liên quan trực tiếp tới cách tính bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy để tránh việc nhầm lẫn các vấn đề đóng BHXH, BHTN, BHYT cho nhân viên, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng các giải pháp quản lý nhân sự mảng tiền lương như Cloudify HRM. Phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp xử lý nhanh gọn tự động các vấn đề trên, tránh phát sinh những sự cố không đáng có.

Thủ tục làm BHTN

Trước khi tới với cách tính bảo hiểm thất nghiệp, có những giấy tờ bạn cần chuẩn bị để quá trình nhận được khoản trợ cấp một cách nhanh và ít mất thời gian. Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: 

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp – Mẫu 03 ban hành kèm trong thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
  • Bản chính hoặc bản sao công chứng một trong các giấy tờ sau để chứng minh bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động:
    • Quyết định thôi việc, sa thải.
    • Hợp đồng lao động hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo yêu cầu hợp đồng.
  • Sổ bảo hiểm xã hội.

Sau khi chuẩn bị xong các giấy tờ trên, bạn gửi bộ hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp này tới các trung tâm dịch vụ việc làm. Lưu ý thời hạn nộp là trong thời gian quy định. Nếu bạn nộp muộn hơn 3 tháng thì hồ sơ của bạn sẽ không được phê duyệt và sẽ không được hưởng khoản trợ cấp từ BHTN. 

Thủ tục nhận BHTN

Các cơ quan BHXH tại địa phương sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 15-20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Sang ngày thứ 16 người lao động bắt đầu được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu hồ sơ duyệt thành công. Trong trường hợp người lao động không được hưởng gói trợ cấp này, các cơ quan BHXH sẽ có thông báo ngay.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2021

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đã được nhà nước quy định rõ ràng trong luật pháp và cách tính như sau:

Mức hưởng hàng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%

Lưu ý: Mức hưởng tối đa

  • Không quá 5 lần mức lương cơ sở. (với người theo chế độ lương Nhà nước)
  • Không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. (với người theo chế độ lương doanh nghiệp quyết định)

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về cách tính bảo hiểm thất nghiệp mà Cloudify đã tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn nhận tư vấn về các giải pháp công nghệ áp dụng cho doanh nghiệp, hãy truy cập Cloudify.vn hoặc liên hệ hotline 1900 866 695 để nhận được lời giải đáp và tư vấn tận tâm nhất từ đội ngũ nhân viên của chúng tôi.

5/5 (1 Review)

Bài liên quan

Hướng dẫn kế toán đọc báo cáo tài chính chuẩn nhất
Hướng dẫn kế toán đọc báo cáo tài chính chuẩn nhất

Một trong những kỹ năng quan trọng của kế toán và nhà quản lý là kỹ năng đọc báo cáo tài chính. Những báo

phần mềm kế toán xây dựng
Phần mềm kế toán xây dựng – Xóa bỏ nỗi lo cho kế toán

Kế toán là một vị trí mà mọi công ty đều phải có nhằm giúp người quản lý nắm được tình hình kinh doanh

Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là gì? Kiến thức cơ bản ai cũng cần biết

Việc đóng thuế thu nhập cá nhân là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với Nhà nước. Trong quá trình

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)