QR code đã xuất hiện từ lâu nhưng khoảng 3 năm trở lại đây những ô vuông mã QR này mới chính thức phổ biến nhiều tại Việt Nam. Với những tính năng ưu việt và thuận tiện hơn so với các mã vạch truyền thống nên nhiều doanh nghiệp đã làm mã QR để nhanh chóng hoà nhập thời cuộc. Vậy QR code là gì và làm mã QR như thế nào? Trong bài viết này Cloudify sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách làm những ô vuông bé nhỏ ấy nhé
Nội dung bài viết
QR code là dạng mã vạch hai chiều có khả năng phản hồi thông tin nhanh chóng. Từ QR là viết tắt của từ “Quick Response” nghĩa là sự phản hồi nhanh, bởi mã QR code có tính năng giải mã cực nhanh. Mã code này được phát triển từ năm 1994 bởi công ty Denso Wave (công ty con của Toyota). Mục đích ban đầu khi làm mã QR là để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi. Ngày nay, mã QR code đang được ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực thương mại.
Khoảng 3 -4 năm trở lại đây tại thị trường Việt Nam, QR code đang phổ biến dần, trong khi đó tại các nền kinh tế phát triển mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, mã QR đã phát triển và được ứng dụng rộng rãi từ lâu. Việc làm mã QR cho doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau:
Với tình hình dịch bệnh còn diễn biến căng thẳng và tuân theo quy định của nhà nước về các điều kiện phòng chống dịch Covid 19, Cloudify xin phép hướng dẫn cả 2 mã QR cho doanh nghiệp là cách làm mã QR địa điểm và làm mã QR cho hàng hoá.
Sau khi hoàn thành các thông tin trên, nhấn “Tiếp tục bước 2”
Có rất nhiều trình tạo mã QR và mỗi trình tạo mã này sẽ có những đặc điểm nội dung khác nhau. Doanh nghiệp cần lưu ý để chọn được trình tạo mã QR phù hợp với mong muốn, mục đích của mình. Một số trình làm mã QR bạn có thể tham khảo như tạo mã miễn phí cùng Cloudify, Kaywa, Free QR Code Generator by Shopify, GOQR.me
Sau khi mở trình tạo mã, hệ thống sẽ hiện lên các mục thông tin bạn muốn có trong mã QR hàng hoá (thông tin sản phẩm, link web công ty, các thông tin liên quan tới sản phẩm….)
Chọn loại mã QR bạn muốn sử dụng: dạng động (Dynamic) và dạng tĩnh (Static) sau đó tải xuống
Lưu ý: Các thông tin đường link dạng QR tĩnh sẽ ko sửa được khi ấn hoàn thành và in. Còn QR động có thể.
Doanh nghiệp có thể chèn thêm logo, màu sắc vào mã QR để thêm sinh động và đẹp mắt hơn
Sau khi đã hoàn thành các bước trên thì mã QR đã xong, bạn nên thử quét mã một lần để kiểm tra các thông tin đã chính xác hay chưa
Trên đây là bài viết chi tiết về cách làm mã QR trực tuyến và miễn phí mà Cloudify gửi tới bạn. Bạn đừng quên ghé thăm blog của Cloudify để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác cho doanh nghiệp của mình nhé.