Do tác động của đại dịch Covid 19, các doanh nghiệp dần áp dụng phương thức chuyển đổi số từ năm 2021. Theo dự đoán, quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra theo trong năm 2022 tới. Nhằm giúp các doanh nghiệp thích ứng được trong thời đại “bình thường mới”, quá trình chuyển đổi số sẽ có chiều hướng phát triển sâu rộng và toàn diện hơn. Bài viết này sẽ đưa ra những dự đoán chuyển đổi số và xu hướng ERP 2022.
Nội dung bài viết
Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo cung cấp các công nghệ và tài nguyên điện toán được kết nối Internet. Người dùng sẽ có quyền truy cập vào các tài nguyên từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như công nghệ, năng lượng điện toán và lưu trữ cơ sở dữ liệu thông qua mô hình điện toán đám mây.
Điện toán đám mây có lẽ sẽ trở thành xu hướng công nghệ trung tâm vào năm 2022. Các nhà cung cấp đang cạnh tranh nhau kết hợp đám mây công cộng và riêng tư một cách hoàn hảo nhất.
Điều này dẫn đến sự phát triển liên tục của công nghệ đa đám mây nhằm đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là trong vấn đề bảo mật dữ liệu.
Suốt thời gian xảy ra đại dịch Covid, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy vì nhiều nước phải áp dụng chính sách giãn cách, ngăn chặn sự lây lan của dịch. Điều này trở thành động lực cho các doanh nghiệp xây dựng một chuỗi cung ứng linh hoạt, mang lại tính hiệu quả trong giai đoạn phục hồi sắp tới.
Tất nhiên, quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ phải gắn liền với quá trình xây dựng chuỗi cung ứng.
Khi bắt đầu hoạt động chuyển đổi số, bảo mật dữ liệu là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Bởi vì song song với quá trình chuyển đổi, vấn đề an ninh mạng cũng sẽ phát sinh. Ít nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thiệt hại cả về tài chính và danh tiếng chỉ vì những lỗ hổng bảo mật.
Nền tảng dữ liệu khách hàng, hay CDP – Customer Data Platform hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu thập dữ liệu và phân loại các tệp khách hàng của mình. Từ những thông tin thu thập được, việc tạo dựng chân dung khách hàng, xác định insight cũng trở nên dễ dàng hơn.
Trong thời buổi chuyển đổi số, quản lý dữ liệu là chìa khóa trong kinh doanh một doanh nghiệp. Tuy nhiên quá nhiều nguồn dữ liệu sẽ không thể kiểm soát và quản lý một cách hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, các nguồn dữ liệu được tập hợp thành một nguồn duy nhất là yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP đang dần được hoàn thiện và cải tiến để phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp. Dưới đây là những xu hướng ERP 2022 được dự đoán sẽ phổ biến cho doanh nghiệp SME.
Cloud ERP dần trở thành xu hướng ERP 2022 và đang được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Khác với on-premise ERP, các dữ liệu được lưu trữ ở hệ thống máy chủ và server cục bộ. Triển khai phương thức này khiến cho doanh nghiệp phải bỏ thêm 1 khoản chi phí cho nhân sự quản lý, không gian máy chủ, …
Khi triển khai Cloud ERP, doanh nghiệp không cần lo về chi phí phát sinh. Doanh nghiệp được quản lý trực tiếp server của mình, đi cùng với đó là bảo mật dữ liệu cũng như nâng cấp hệ thống.
Nhu cầu quản lý hiện nay yêu cầu độ linh hoạt và có thể truy cập bất cứ lúc nào. Phần mềm ERP cần phải tương thích và sử dụng dễ dàng ở trên mọi thiết bị, tiện lợi cho việc quản lý doanh nghiệp.
Thông qua những thao tác trên điện thoại, người dùng có thể giải quyết công việc và vấn đề đang gặp phải nhanh chóng hơn. Việc có thể truy cập, theo dõi và cập nhật thông tin tức thời sẽ nâng cao năng suất công việc của người quản lý doanh nghiệp.
Nắm bắt nguồn thông tin doanh nghiệp nhanh chóng giúp giải quyết sự cố kịp thời và giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý. Một hệ thống quản lý với khả năng cập nhật dữ liệu và chuyển tiếp đến các bộ phận khác theo thời gian thực sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khách hàng được nâng cao trải nghiệm trong quá trình sử dụng khi dữ liệu được cập nhật trong thời gian thực. Bộ phận dịch vụ khách hàng sẽ nhận được những thông tin quan trọng như thói quen mua hàng. Từ những thông tin này, doanh nghiệp cung cấp sẽ tương tác với khách hàng và cải thiện chất lượng phần mềm.
Nhiều công ty cung cấp ERP đã tích hợp tính năng hỗ trợ marketing cho người dùng phần mềm. Những tính năng hỗ trợ như Email Marketing giúp doanh nghiệp thông qua hệ thống ERP gửi email truyền thông cho các nhóm khách hàng.
Ngoài ra ERP còn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các chiến dịch truyền thông của mình. Từ những báo cáo và phân tích, chủ doanh nghiệp có được cái nhìn khái quát về độ hiệu quả của từng chiến dịch đang chạy.
Cloudify ERP là một nền tảng thống nhất cho phép quản lý doanh nghiệp toàn diện. Phần mềm sẽ hỗ trợ quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp như lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá tiến độ, năng suất làm việc của nhân viên, …
Một số tính năng có thể nhắc đến của phần mềm như:
Tích hợp tất cả các chức năng của phòng ban. Thông tin có thể được trao đổi nhanh chóng và chính xác hơn. Phát triển bền vững và kinh doanh tinh gọn
Quản lý tất cả dữ liệu và báo cáo của công ty bạn chỉ với một cú nhấp chuột. Dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực để hỗ trợ quản trị viên đưa ra các quyết định sáng suốt và kịp thời.
ERP dần trở thành xu hướng công nghệ, xu hướng chuyển đổi số cho các doanh trong năm 2022. ERP được xây dựng cho từng doanh nghiệp dựa trên các điều kiện kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp. Năng lực của đơn vị triển khai có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của hệ thống ERP. Khả năng tư vấn, công nghệ và hỗ trợ trong ngành đều là một phần của khả năng triển khai ERP. Do đó, các doanh nghiệp luôn phải thận trọng khi lựa chọn đơn vị triển khai ERP tốt nhất cho nhu cầu của mình.