fbpx

9 Xu hướng chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam và thế giới

  1. Phạm Anh
    Người viết Phạm Anh

Chuyển đổi số chính là giải pháp để duy trì sinh tồn và phát triển cho tất cả doanh nghiệp, nhất là khi đại dịch Covid-19 ập tới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ mới áp dụng một phần công nghệ của chuyển đổi số, nhưng lại lầm tưởng mình đã hoàn thành cả lộ trình. 

Doanh nghiệp càng không đưa ra kế hoạch áp dụng những xu hướng chuyển đổi phù hợp với hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hãy cùng Cloudify tìm hiểu 10 xu hướng chuyển đổi số, để đưa ra những lựa chọn thích hợp nhất nha.

Bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam

Đại dịch Covid-19 bùng nổ, Việt Nam và thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều vào các nền tảng số. Dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử – E Commerce và truyền thông online – Digital Marketing.

Theo báo cáo của Microsoft IDC thực hiện tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, 74% lãnh đạo khẳng định chuyển đổi số là việc bắt buộc và đóng vai trò quan trọng để cải thiện hiệu suất và phục hồi kinh doanh hậu Covid-19.

Xu hướng chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam

Theo Vinasa, có 92% doanh nghiệp thực sự quan tâm và ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chưa đến 10% trong số họ cho rằng đã chuyển đổi số thành công và đạt được những kết quả vượt trội cho doanh nghiệp. 

Đáng nói hơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chiếm đến 97%, trình độ khoa học công nghệ chưa đủ điều kiện chuyển đổi số, có gần 90% máy móc đang sử dụng là hàng nhập khẩu, gần 80% công nghệ cũ từ thế kỷ XX. Không những vậy, trong số này có tới 92% doanh nghiệp chưa thực sự hiểu về chuyển đổi số và 72% không biết bắt đầu từ đâu.

Theo VCCI, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với những rào cản như: chi phí ứng dụng công nghệ số (55,6%); thiếu nền tảng công nghệ thông tin vững mạnh để chuyển đổi số (38,9%); thiếu nhân lực nội bộ ứng dụng công nghệ số (32,3%),…

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đều đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ vào hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản lý kênh phân phối. Nhưng đều chỉ đang ở giai đoạn số hóa số liệu, một phần nhỏ của giai đoạn số hóa quy trình và chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam

Theo báo cáo tháng 04 của Cisco, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang từng bước thực hiện các giai đoạn chuyển đổi số bằng cách đầu tư vào công nghệ điện toán đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm/phần cứng (10,7%).

Như vậy xu hướng chuyển đổi số đang là tâm điểm trong chiến lược phát triển và kế hoạch đầu tư của hầu hết doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, Cloudify nhận thấy có một vài xu hướng chuyển đổi số mà các doanh nghiệp nên xem xét.

Điện toán đám mây – Xu hướng chuyển đổi số chủ đạo năm 2022

Công nghệ điện toán đám mây không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp, nhưng vào năm 2022 đây sẽ là xu hướng chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Nhờ vào khả năng lưu trữ, liên kết mọi nguồn dữ liệu; quản lý, phân tích và xử lý các dữ liệu có sẵn; bảo mật dữ liệu tuyệt đối. 

Điện toán đám mây – Xu hướng chuyển đổi số trọng tâm tại Việt Nam 

Doanh nghiệp có thể chuẩn hóa quy trình và tăng trải nghiệm khách hàng nhờ những tác vụ được thực hiện dễ dàng trên Cloud như:

  • Bảo trì và nâng cấp website, ứng dụng dễ dàng
  • Phân tích, tổng hợp và quản lý luồng dữ liệu khổng lồ
  • Lưu trữ dữ liệu nội bộ, dữ liệu quan trọng thông qua Cloud Server
  • Chia sẻ dữ liệu nhanh chóng trên các nền tảng web: Gmail, Google Drive, SaleForce, Dropbox,…

Hơn nữa, doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo ý muốn để phù hợp với nhu cầu sử dụng, chỉ cần trả thêm khoản phí cho những dịch vụ cần sử dụng. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ giảm được khoản ngân sách khổng lồ trong quá trình chuyển đổi số.

Nhân sự nội bộ dễ dàng tiến hành truy cập song song, thực hiện các nghiệp vụ khác nhau ở bất kỳ đâu trên cùng một nền tảng, giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất lao động,  gia tăng trải nghiệm người dùng và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Xem thêm: Cloud ERP – Khi “Điện Toán Đám Mây” Là Xu Thế Quản Trị Hàng Đầu Của Mọi Doanh Nghiệp

5G và IoT (Internet vạn vật)

Internet vạn vật (IoT) là sự tích hợp nhiều thiết bị lại với nhau, nhằm chia sẻ, phân tích dữ liệu và cho ra những thông tin cần thiết đối với người sử dụng. Công nghệ này còn có khả năng hiển thị dữ liệu chi tiết, rõ ràng các nghiệp vụ và quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhờ vào những tính năng trên, doanh nghiệp sẽ tạo ra được mô hình vận hành hiệu quả, nâng cao khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường và phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, các hoạt động kinh doanh sẽ được quản lý chặt chẽ và minh bạch hơn.

Internet vạt vật – Xu hướng công nghệ không thể thiếu trong chuyển đổi số

Hiện nay, với ước tính kết nối được 700 triệu thiết bị, IoT chính là xu hướng chuyển đổi số được phát triển mạnh mẽ. Dự đoán xu hướng này sẽ bùng nổ trong tương lai, sẽ diễn ra sau sự xuất hiện của 5G. IoT băng thông rộng (4G/5G) đã loại bỏ 2G và 3G để trở thành công nghệ có tỷ lệ sử dụng lớn nhất trên toàn cầu.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc ứng dụng 5G và IoT vẫn còn là xu hướng chuyển đổi số mới mẻ. Tuy vậy, trên thế giới đã có những tập đoàn và doanh nghiệp lớn ứng dụng kết hợp công nghệ 5G và IoT và đạt được kết quả khả quan.

Khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, là khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đưa 5G và những thành tựu công nghệ mới áp dụng vào sản xuất. Dự án ký kết vào ngày 14/11/2021, giữa UBND tỉnh Bắc Ninh và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, hứa hẹn mở ra một tương lai sản xuất thông minh cho nền kinh tế nước nhà.

Ứng dụng Robot vào lĩnh vực sản xuất

Robot là loại máy thực hiện công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình sẵn. Robot được lập trình sẵn để một công việc theo trình tự nhất định.

Robot – Xu hướng chuyển đổi số được ứng dụng nhiều hiện nay

Robot công nghiệp là một trong những xu hướng chuyển đổi số được bắt đầu từ năm 2019. Theo ước tính của HBS (Tổ chức nghiên cứu trường Harvard), số lượng robot tại Việt Nam tăng lên 411.000 và nhu cầu sử dụng robot vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Sự xuất hiện của Robot hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc sản xuất, nhất là những hoạt động khắc nghiệt và nguy hiểm. Thực hiện chuyển đổi số bằng robot sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng môi trường làm việc.

Đồng thời, Robot còn đảm bảo đồng nhất về chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, doanh nghiệp tăng tính linh hoạt trong sản xuất, nâng cao uy tín của thương hiệu và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Công nghệ VR (Virtual Reality – Thực tế ảo)

Công nghệ thực tế ảo – VR được tạo ra dựa trên những phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. 

Công nghệ này không chỉ tạo ra một môi trường ảo mà còn đưa con người trở thành một thành phần trong đó. Từ đó, người sử dụng sẽ tương tác được trong môi trường ảo này, với nhiều cử chỉ và giác quan như thính giác, khứu giác, xúc giác.

Công nghệ VR được sử dụng để gia tăng trải nghiệm của khách hàng

Hiện nay, công nghệ VR đã được ứng dụng trong các lĩnh vực y học, bất động sản, du lịch,… Với những ngành kiến trúc, thiết kế nội thất, VR cho phép nhà thiết kế nhìn thấy được hình ảnh trực quan hơn để dễ dàng hoàn thành sản phẩm và hạn chế sai sót.

Với du lịch, VR sẽ giúp doanh nghiệp giảm được những áp lực về việc sắp xếp thời gian, hành lý vận chuyển và dịch vụ ăn uống tại địa điểm du lịch. Chỉ cần vài thiết bị, doanh nghiệp đã có thể đưa khách hàng tới các địa điểm du lịch nhanh chóng, đây sẽ là con đường phát triển mới cho ngành du lịch Việt Nam.

Các xu hướng chuyển đổi số khác trên thế giới

Theo Gartner có 56% CEO khẳng định chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Chi tiêu dự kiến cho công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới sẽ tăng 5,1% vào năm 2022. Có thể thấy, chuyển đổi số đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

Mặc dù không dễ dự đoán những xu hướng nào sẽ xuất hiện hay sẽ thay đổi ra sao. Tuy nhiên, có một số xu hướng chuyển đổi số đã được thiết lập để định hình tương lai của thế giới như Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI),… Đây là những xu hướng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tương tác của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Blockchain

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu lên mỗi khối (block) của hệ thống một cách an toàn và bảo mật, bởi hệ thống được mã hóa vô cùng phức tạp. 

Mỗi khối chứa thông tin về thời gian khởi tạo, được liên kết với khối trước đó, kèm theo một mã thời gian vào thông tin giao dịch. Một khi dữ liệu được cập nhật sẽ khó để thay đổi.

Chính vì vậy, Blockchain là một xu hướng chuyển đổi số rất quan trọng đối với những doanh nghiệp cần tính minh bạch, bảo mật và tự động cao. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm chi phí vận hành, tiết kiệm nguồn lực nhân sự và tăng hiệu suất của việc trao đổi thông tin dữ liệu.

Blockchain là xu hướng chuyển đổi số đột phá của doanh nghiệp

AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo)

Một xu hướng chuyển đổi số nổi bật trên thế giới hiện nay chính là trí tuệ nhân tạo – AI. AI là công nghệ cho phép máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính có thể mô phỏng được các hoạt động thông minh của con người

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc, gia tăng trải nghiệm khách hàng, nhờ vào những tính năng sau đây:

  • Thực hiện đa tác vụ
  • Hoàn thành được các nhiệm vụ phức tạp
  • Hoạt động 24/7 mà không lo bị gián đoạn
  • Tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót của con người
  • Phân tích dữ liệu chính xác và nhanh chóng để dự đoán sở thích của khách hàng

AI là mảnh ghép công nghệ quan trọng trong chuyển đổi số

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang tập trung tích hợp công nghệ AI vào các giải pháp và quy trình kinh doanh của họ. Theo McKinsey, 50% doanh nghiệp có kế hoạch kết hợp ít nhất một nghiệp vụ kinh doanh vào AI.

Bảo mật Zero-Trust

Zero-Trust được xem là một trong những công nghệ được sử dụng nhiều trong bảo mật an ninh mạng. Zero-Trust dựa trên khuôn khổ bảo mật tuyệt đối với tất cả người sử dụng, bất kỳ ai trong hay ngoài doanh nghiệp muốn được cập nhật và sử dụng dữ liệu, đều phải xác thực, được ủy quyền và liên tục xác nhận cấu hình.

Dựa vào ưu thế trên, Zero-Trust được xem là mô hình bảo mật tiêu chuẩn “vàng” cho doanh nghiệp, giúp họ bảo mật thông tin từ nhiều lớp để ngăn chặn tin tặc và hacker tấn công vào hệ thống.

Hyper Automation

Hyper Automation – được hiểu là siêu tự động hóa, là thuật ngữ mô tả những công nghệ đột phá được sử dụng cho việc tự động toàn bộ quy trình, thực hiện linh hoạt theo thời gian thực. 

Bằng việc tích hợp các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo A(I), Học máy (ML), Robot tự động hóa quy trình (RPA) và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể loại bỏ những hoạt động không cần thiết để xúc tiến tiến độ thực hiện công việc.

Hơn nữa, siêu tự động hóa còn giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo hoạt động tương tác và trao đổi giữa các bộ phận diễn ra hiệu quả; từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng, linh hoạt trong việc đổi mới sáng tạo quy trình kinh doanh.

Everything as a Service (XaaS)

Mọi thứ như một dịch vụ (XaaS) là một xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiểu đơn giản XaaS là một mô hình kinh doanh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thông qua việc đăng ký.

Trước khi XaaS và điện toán đám mây ra đời, thường phải mua và cài đặt tại chỗ để kết nối dữ liệu giữa các giải pháp lại với nhau. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ linh hoạt trong việc thay đổi cách thức vận hành và nâng cao khả năng mở rộng quy mô.

Lời kết

Có thể thấy, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng nó còn là giải pháp và hướng đi chiến lược giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp cần sớm đưa ra kế hoạch chuyển đổi số dài hạn để tập trung phát triển bền vững, tăng lợi thế cạnh tranh và khả năng thích ứng linh hoạt với những biến động thị trường.

Để hiểu rõ hơn về những xu hướng chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với Cloudify ngay nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Rau Quả Việt ứng dụng chuyển đổi số nông nghiệp để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là quá trình ứng dụng công nghệ từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ

quản lý bảo hành bằng phần mềm
Quản lý bảo hành bằng phần mềm và những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp gặp không ít các sự cố vì hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp bị hư

Tuyệt chiêu hóa giải những rắc rối trong quản trị doanh nghiệp
Tuyệt chiêu hóa giải những rắc rối trong quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp trong thời đại nền kinh tế không ngừng phát triển, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều trở thành bài

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)