Để đáp ứng được nhu cầu đổi mới nhanh hơn các công cụ và dịch vụ liên quan đến điện toán đám mây đã được tối ưu để phù hợp hơn theo thời gian. SaaS là một trong những mô hình có thể làm được điều đó. Nó mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích mà mô hình truyền thống không thể đáp ứng được. Vì vậy, hãy cùng Cloudify tìm hiểu xem SaaS là gì và nó giúp ích cho doanh nghiệp như thế nào nhé!
Nội dung bài viết
SaaS là viết tắt của software as a service. Phần mềm cho phép người dùng kết nối và sử dụng các ứng dụng trên đám mây thông qua internet.
SaaS cung cấp cho bạn một giải pháp phần mềm hoàn chỉnh. Bạn có thể mua phần mềm này từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Sau đó có thể kết nối ứng dụng qua internet với các phần mềm trung gian, phần mềm ứng dụng, cơ sở hạ tầng cơ bản. Các dữ liệu ứng dụng đều nằm trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ. Nó sẽ đảm bảo tính khả dụng và bảo mật của ứng dụng cũng như các dữ liệu của bạn.
SaaS giúp doanh nghiệp của bạn thiết lập và chạy ứng dụng một cách nhanh chóng.
SaaS hoạt động thông qua mô hình phân phối đám mây. Nhà cung cấp phần mềm sẽ lưu trữ ứng dụng và dữ liệu liên quan. Bằng cách sử dụng các cơ sở dữ liệu, máy chủ, tài nguyên mạng và điện toán của họ để lưu trữ ứng dụng trong trung tâm dữ liệu. Ứng dụng có thể được truy cập trên mọi thiết bị có kết nối internet.
Các doanh nghiệp chỉ cần trả phí để có thể truy cập và không cần phải thiết lập hay bảo trì phần mềm. Trong mô hình SaaS, nhà cung cấp sẽ cấp cho bạn quyền truy cập vào một bản sao duy nhất của ứng dụng mà họ đã tạo riêng để phân phối SaaS. Mã nguồn của ứng dụng là giống nhau cho tất cả khách hàng. Khi có các tính năng mới được phát hành, chúng sẽ được triển khai cho tất cả khách hàng. Dữ liệu của khách hàng có thể được lưu trữ cục bộ trên đám mây. Hoặc có thể là cả cục bộ và đám mây tùy theo nhu cầu của khách hàng.
SaaS khác với mô hình truyền thống vì phần mềm ứng dụng đã được cài đặt và cấu hình. Bạn chỉ cần cung cấp máy chủ cho một phiên bản trên đám mây. Trong vài giờ, bạn sẽ có ứng dụng sẵn sàng để sử dụng. Điều này làm giảm thời gian dành cho việc cài đặt và cấu hình. Từ đó giảm các vấn đề cản trở việc triển khai phần mềm.
Với mô hình SaaS, doanh nghiệp không cần cài đặt hay đầu tư cho hệ thống vật lý để chạy phần mềm. Điều đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí, thời gian, nguồn lực rất lớn. Doanh nghiệp sẽ không tốn chi phí mua phần mềm, lắp đặt phần cứng cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mạng.
Hiện nay, mô hình SaaS đều cung cấp các dịch vụ phần mềm dưới hai dạng: Miễn phí và trả phí. Trong cả hai trường hợp, nhà quản trị có quyền lựa chọn ngừng sử dụng dịch vụ SaaS bất cứ khi nào muốn, việc trả phí cũng kết thúc tại thời điểm đó. Thời gian và nguồn nhân lực cần thiết để triển khai SaaS cũng tiết kiệm hơn hẳn so với giải pháp truyền thống. Bài toán chi phí chuyển đổi khi lắp đặt hay mở rộng quy mô cũng được giải quyết dễ dàng hơn.
Với mô hình SaaS, doanh nghiệp không cần cài đặt hay đầu tư cho hệ thống vật lý để chạy phần mềm. Điều đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí, thời gian, nguồn lực rất lớn. Doanh nghiệp sẽ không tốn chi phí mua phần mềm, lắp đặt phần cứng cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mạng.
Hiện nay, mô hình SaaS đều cung cấp các dịch vụ phần mềm dưới hai dạng: Miễn phí và trả phí. Trong cả hai trường hợp, nhà quản trị có quyền lựa chọn ngừng sử dụng dịch vụ SaaS bất cứ khi nào muốn, việc trả phí cũng kết thúc tại thời điểm đó. Thời gian và nguồn nhân lực cần thiết để triển khai SaaS cũng tiết kiệm hơn hẳn so với giải pháp truyền thống. Bài toán chi phí chuyển đổi khi lắp đặt hay mở rộng quy mô cũng được giải quyết dễ dàng hơn.
SaaS nằm trong môi trường đám mây có thể mở rộng và tích hợp với các dịch vụ SaaS khác. Với mô hình này, bạn không phải mua máy chủ hay phần mềm nào khác. Chỉ cần bạn đăng ký cung cấp SaaS. Nhà cung cấp sẽ tính toán dung lượng máy chủ phù hợp cho bạn. Từ đó, bạn có thể linh hoạt thay đổi quy mô sử dụng SaaS của mình theo nhu cầu.
SaaS được triển khai trên nền tảng web. Do đó, chỉ cần kết nối internet,người dùng có thể tự do truy cập, sử dụng phần mềm từ bất kỳ thiết bị và trình duyệt nào. Với SaaS, nhà quản trị không cần phải đến tận văn phòng, nhà xưởng, không cần mở máy tính được cài sẵn phần mềm mà vẫn có thể sử dụng được nó. Chỉ cần có tài khoản từ nhà cung cấp, nhà quản lý và nhân viên có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào một cách dễ dàng.
Hiện nay, các nhà cung cấp SaaS đang cố gắng phát triển mô hình trên mọi hệ điều hành như Windows, MacOS, iOS và Android, trên nhiều trình duyệt như Cốc cốc, Microsoft Internet Explorer, Chrome, Opera, Safari, Mozilla Firefox,… nhằm hỗ trợ tối đa trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng nhập cùng lúc trên nhiều thiết bị và quản lý theo thời gian thực. Đây là ưu điểm vô cùng phù hợp, đáp ứng yêu cầu năng động, linh hoạt cho doanh nghiệp 4.0
Khi dữ liệu đã được lưu trữ trên đám mây. Bạn có thể truy cập vào từ bất kỳ máy tính hay thiết bị di động nào. Chỉ cần bạn có kết nối internet. Đây là giải pháp hoàn hảo cho bạn làm việc từ xa.
Bên cạnh đó, dữ liệu đã được lưu trữ trên đám mây cũng không thể bị mất khi thiết bị của bạn bị lỗi.
Tham khảo thêm: Phần mềm ERP là gì? Các tiêu chí để lựa chọn phần mềm ERP
Khi dữ liệu của doanh nghiệp bạn được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ. Điều đó rất khó để tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu của chính phủ. Bạn cần tìm hiểu những nguyên tắc áp dụng cho doanh nghiệp bạn. Đặt ra những câu hỏi phù hợp cho nhà cung cấp dịch vụ. Và giải quyết các vấn đề nếu có trong quy trình.
Ngày nay, SaaS đã trở nên phổ biến. Nhưng vẫn còn nhiều ứng dụng không thể truy cập được trên nền tảng lưu trữ bên ngoài. Các công ty sử dụng nhiều ứng dụng SaaS. Hoặc muốn liên kết SaaS với các ứng dụng cục bộ hiện có phải đối mặt với những thách thức về tích hợp phần mềm. Các API nội bộ có thể không được tích hợp đúng cách với các giải pháp SaaS bên ngoài.
Vì vậy, bạn phải kiểm tra tính tương thích với tất cả các ứng dụng SaaS ở giai đoạn đầu để xác định xem nó có mang lại kết quả khả thi hay không.
Vì mô hình Saas dựa trên kết nối internet. Nên bạn sẽ mất quyền truy cập vào phần mềm và dữ liệu của mình nếu các dịch vụ internet bị lỗi. Cho dù cơ sở hạ tầng của bạn tốt. Nhưng những lỗi này vẫn có thể xảy ra từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Bất kỳ mức độ thời gian chết nào đều gây khó chịu. Nhưng việc ứng dụng SaaS bọ ngừng hoạt động có thể là một thảm họa.
Do đó, bạn cần thiết lập thảo luận mức dịch vụ và kiểm tra cẩn thận hiệu suất lịch sử của nhà cung cấp dịch vụ cho bạn.
Ở bài viết trên Cloudify đã giới thiệu đến các bạn SaaS là gì? Cách thức hoạt động và những ưu điểm mà nó mang lại. SaaS gần như đã trở thành 1 phần không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào. Những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn. Nó có thể giúp bạn tận dụng tối đa ngân sách và tiếp cận với công nghệ mới nhất. Cloudify là một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ, phần mềm quản lý trên . Từ việc sản xuất, bán hàng, quản lý kho, nhân sự cho đến việc quản lý tổng thể. Nếu bạn quan tâm về các phần mềm này thì có thể liên hệ tại Cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695 để được tư vấn chi tiết nhất về sản phẩm.