RFID đang được các doanh nghiệp chuỗi cung ứng trên khắp thế giới sử dụng để cải thiện năng suất của họ. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn không chắc chắn về hệ thống RFID. Họ đang tự hỏi nó bao gồm công nghệ nào và hoạt động ra sao trong nhà kho hoặc quy trình sản xuất. Nếu bạn cũng đang thắc mắc như vậy, thì bài viết này sẽ cho bạn biết RFID là gì cũng như ưu nhược, điểm, ứng dụng của nó trong sản xuất.
Nội dung bài viết
RFID viết tắt của Radio Frequency Identification hay được gọi là nhận dạng bằng tần số vô tuyến. Đây là một hình thức truyền thông không dây kết hợp việc sử dụng khớp nối điện từ hoặc tĩnh điện trong phần tần số vô tuyến của phổ điện từ để xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.
RFID cho phép đọc dữ liệu trên một con chip từ xa qua đường dẫn vô tuyến với khoảng cách từ 50cm đến 10 mét với tần số 125Khz hoặc 900Mhz.
RFID không sử dụng tia sáng như mã vạch, không cần tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại còn có thể đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như sương mù, băng đá, bê tông. Điều mà các công nghệ khác không thể làm được.
Cấu tạo chính của RFID gồm 2 phần. Đó là thiết bị đọc (reader) và thiết bị phát mã (RFID tag) có gắn chip. Thiết bị đọc được gắn anten để thu phát sóng điện từ và gắn thiết bị phát mã RFID vào vật cần theo dõi, định dạng. Mỗi thiết bị RFID chứa một mã số nhất định và không trùng lặp nhau.
Cụ thể RFID được chia thành 4 phần sau:
Thẻ RFID: Đây là bộ phận quan trọng được gắn chip và anten. Nó có thể được thay thế cho hệ thống mã vạch trên các sản phẩm. Thẻ RFID được ứng dụng rộng rãi trên rất nhiều lĩnh vực như quản lý bán hàng, nhân sự, kho bãi, hộ chiếu, chạm thu phí… Với 2 loại chính đó là RFID passive tag và RFID active tag.
RFID active tag là loại thẻ tag mà nó có thể tự tạo ra nguồn năng lượng riêng để phát tín hiệu liên tục. Thường được sử dụng như một đèn tín hiệu để theo dõi chính xác vị trí của sản phẩm. Có thể theo dõi được cả trong môi trường có sự di chuyển với tốc độ cao như trạm thu phí tự động. Thẻ RFID active tag có thể đọc được với khoảng cách xa hơn thẻ RFID passive tag và chi phí của nó cũng cao hơn hẳn.
RFID passive tag không có nguồn năng lượng riêng và chỉ chứa duy nhất 1 anten và 1 microchip. Thẻ RFID passive tag chỉ được kích hoạt bởi sóng tương tác từ đầu đọc RFID. Khi thẻ tag RFID ở trong vùng có thể tương tác anten của RFID passive tag sẽ thu được năng lượng từ nguồn sóng này.
Thiết bị đọc: Với chức năng đọc thông tin từ các thẻ lưu động hoặc cố định trong hệ thống RFID.
Ăng-ten: Sử dụng để liên kết thẻ và thiết bị đọc. Khi thiết bị đọc phát tín hiệu thì hệ thống anten sẽ được kích hoạt và nhận tín hiệu từ thẻ.
Server: Với chức năng thu nhận và xử lý dữ liệu, theo dõi, giám sát và điều khiển hệ thống.
Khi thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định thì thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ và nhận năng lượng. Sau đó phát lại cho thiết bị RFID reader biết mã số của mình.
Với công nghệ RFID, rất nhiều công việc tưởng chừng khó khăn đã được thực hiện một cách đơn giản. Mang lại được hiệu quả và chất lượng tốt hơn.
Trong việc quản lý kho, hệ thống RFID được ứng dụng để phân loại các nguyên liệu, vật tư trong kho thông qua hệ thống RFID tag được gắn lên trên sản phẩm cần theo dõi. Hệ thống RFID có thể thu thập được các dữ liệu thực tế như vị trí, số lượng, chủng loại và lưu trữ, hiển thị trên hệ thống máy chủ của kho. Giúp cho các thao tác xuất – nhập kho được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Trong sản xuất, hệ thống RFID có thể thay thế cho thẻ kanban giúp việc kiểm soát dây chuyền sản xuất tốt hơn, xác định rõ các sản phẩm, nguyên liệu đang được sản xuất ở giai đoạn nào. Kiểm soát theo thời gian thực giúp tránh các lỗi phát sinh trên dây chuyền sản xuất.
Trong việc bảo quản sản phẩm, hàng hóa được theo dõi bằng RFID có thể giúp bạn nắm được nhiệt độ, độ ẩm của sản phẩm và điều chỉnh để phù hợp.
Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý sản xuất
Một trong những lợi ích tốt nhất của RFID là không cần phải giám sát quá nhiều, giúp nhân viên có thể tập trung làm những việc khác và mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nó không yêu cầu bất kỳ đường dẫn trực tiếp nào để đọc các thẻ, nghĩa là bạn có thể đọc nhiều thẻ cùng một lúc. Bạn thậm chí có thể thiết lập trình đọc RFID để tự động đọc dữ liệu thẻ khi bạn cần.
Lao động thủ công luôn tiềm ẩn một số mức độ rủi ro từ lỗi của con người. Với RFID, bạn không cần sự can thiệp để đọc dữ liệu. Tất cả đều có thể được thực hiện tự động. RFID không chỉ tiết kiệm lao động mà còn tăng độ chính xác bằng cách loại bỏ các lỗi đi kèm với việc ghi dữ liệu thủ công và bổ sung sản phẩm.
Cách dễ nhất để giữ chi phí thấp là duy trì kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho hoặc tài sản của bạn. Đặc biệt là các tài sản kinh doanh đắt tiền như thiết bị thử nghiệm, đóng gói vận chuyển, công nghệ máy tính, phương tiện hiện trường… Nếu bất kỳ thiết bị nào trong số này đột nhiên biến mất, việc thay thế chúng có thể khiến bạn tốn kém đáng kể. RFID cung cấp một cách dễ dàng và tương đối rẻ để theo dõi các tài sản này.
RFID cung cấp khả năng theo dõi đáng tin cậy. Công nghệ này có thể dễ dàng theo dõi và cung cấp dữ liệu thời gian thực về hàng tồn kho và vị trí sản phẩm. Cho dù bạn đang theo dõi sản phẩm riêng lẻ hay theo lô, bạn đều nhận được những lợi ích đáng kể từ việc thu thập dữ liệu tự động theo thời gian thực.
RFID cũng có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt mà các mã vạch tiêu chuẩn thông thường không thể, như độ ẩm cao, nhiệt độ dao động mạnh, tiếp xúc với hóa chất và ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cực cao và xử lý thô.
Dữ liệu thời gian thực có thể được phân tích để cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về sản phẩm. Từ đó giúp bạn đưa ra các quyết định được tốt hơn. RFID cho phép bạn cập nhật thông tin nhanh chóng, điều này rất hữu ích giúp bạn đưa ra các quyết định lập kế hoạch và quản lý hoạt động. Từ đó cải thiện được doanh thu cho công ty.
Do dữ liệu được thu thập và tải lên dưới dạng điện tử, RFID sẽ tránh được lỗi sao chép, trùng lặp dữ liệu. RFID sử dụng hệ thống đám mây cho phép mọi người trong công ty có thể xem được dữ liệu cập nhật về vị trí hoặc trạng thái của các mặt hàng theo thời gian thực. Dữ liệu đó cũng có thể được chia sẻ với khách hàng.
Công nghệ RFID xuất hiện từ những năm 1970, tuy nhiên chi phí khá cao đã hạn chế sự phổ biến rộng rãi của nó. Ngày nay, mặc dù chi phí đã giảm, nhưng hệ thống RFID vẫn đắt hơn các hệ thống khác. Để thiết lập và sử dụng được RFID chúng ta sẽ phải bỏ ra một khoản phí không nhỏ. Tuy nhiên, các hệ thống RFID cũng mang lại lợi ích về chi phí khá lớn, chẳng hạn như giảm chi phí lao động và cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Bất chấp độ tin cậy của chúng, hệ thống RFID vẫn có thể gặp sự cố. Mặc dù đầu đọc có thể quét qua hầu hết các vật liệu phi kim loại, nhưng chúng có vấn đề với kim loại và nước. RFID giúp bạn có thể quét được nhiều đối tượng trong cùng một phạm vi, nhưng cũng đi kèm với các vấn đề có thể gây ra trục trặc. Nếu người đọc nhận tín hiệu từ nhiều thẻ một lúc có thể xảy ra tình trạng xung đột thẻ. Sự va chạm của đầu đọc có thể là một vấn đề nếu hai đầu đọc gây nhiễu tín hiệu của nhau.
RFID cũng đang gặp phải một vài vấn đề về bảo mật. Các thiết bị trái phép có thể đọc và thay đổi dữ liệu trên thẻ mà người sở hữu đối tượng không biết. Các cuộc tấn công có thể lấy dữ liệu RFID khi nó truyền từ thẻ đến một đầu đọc, điều này có thể cung cấp cho kẻ tấn công quyền truy cập vào mật khẩu hoặc thông tin cần được bảo mật.
Những lợi ích của công nghệ RFID mang lại khiến nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà điều hành chuỗi cung ứng muốn tăng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
Ở bài viết này, Cloudify đã giúp các bạn hình dung ra được RFID là gì, nguyên lý hoạt động cũng như những ứng dụng của nó trong cuộc sống. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích hãy theo dõi chúng tôi tại Cloudify.vn để biết thêm những kiến thức bổ ích nữa nhé!
Tìm hiểu thêm:
Phương pháp theo dõi tiến độ sản xuất với phần mềm quản lý
Vì sao phần mềm quản lý sản xuất lại quan trọng