fbpx

Những lỗi điển hình trong việc quản trị chuỗi cung ứng

  1. Chử Văn Đạt
    Người viết Chử Văn Đạt

Quản trị chuỗi cung ứng

Ngày nay, dù cho chuỗi công việc đã có các công cụ công nghệ hỗ trợ, thế nhưng bài toán quản trị chuỗi cung ứng dường như vẫn chưa có lời giải đáp đúng đắn. Hiểu được vấn đề này, Cloudify sẽ giúp các bạn tìm ra các lỗi điển hình, hay gặp trong thực tế và tìm hiểu về những đặc điểm trong quản trị chuỗi cung ứng của các thương hiệu hàng đầu thị trường Việt Nam hiện nay.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Khái niệm chuỗi cung ứng và cách quản trị cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng hay còn được biết đến với tên gọi là Supply chain management – SCM. Công việc này bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần nhằm mang đến dịch vụ tốt, đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng. Theo đó, 5 yếu tố cơ bản của chuỗi cung ứng sẽ bao gồm:

  • Nhà cung cấp nguyên liệu
  • Nhà sản xuất
  • Nhà phân phối
  • Đại lý
  • Khách hàng

Nếu nói đến đây mà bạn vẫn cảm thấy khó hiểu, vậy thì dưới đây là công thức tổng quát để bạn hiểu rõ hơn bản chất về chuỗi cung ứng là gì:

Giá trị của chuỗi cung ứng = Giá trị của khách hàng – Chi phí của chuỗi cung ứng

Khái niệm chuỗi cung ứng
Khái niệm chuỗi cung ứng

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Mọi doanh nghiệp đều phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động và quản lý chuỗi cung ứng. Hoạt động sản xuất kinh doanh xuyên biên giới đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức toàn cầu.

Chất lượng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, quản lý chuỗi cung ứng càng trở nên quan trọng hơn. Quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chiến lược và cải thiện phát triển kinh doanh.

Chất lượng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, quản trị chuỗi cung ứng càng trở nên quan trọng hơn. Quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường.

Xem thêm: Nền tảng quản lý doanh nghiệp toàn diện

Lợi ích của việc quản trị chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng tốt cải thiện hiệu quả logistics bằng cách cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp và khách hàng đúng thời hạn và ngân sách, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận. Khả năng sinh lời cho doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Bằng cách quản lý và lường trước rủi ro trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho cũng như hàng tồn kho. Bởi vì họ luôn cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng, cũng như cung cấp sản phẩm đầy đủ và kịp thời.

Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Chuỗi cung ứng chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong hoạt động kinh doanh đồng thời là hoạt động cung cấp trải nghiệm cho khách hàng. Quản lý tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp

Quản trị chuỗi cung ứng có tác động đáng kể đến khả năng phát triển, chiếm lĩnh thị trường, lấy lòng tin của doanh nghiệp. Bởi vì chuỗi cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ và sản phẩm của công ty. Làm tốt điều này có thể giúp doanh nghiệp đi trước các đối thủ trong ngành.

Một số lợi ích khác có thể nhắc đến:

  • Giảm chi phí chuỗi cung ứng SCM lên đến 50%.
  • Hàng tồn kho có thể giảm tới 60%.
  • Tăng cung cấp đơn đặt hàng từ 30 đến 50 phần trăm.
  • Độ chính xác của dự báo sản xuất đã tăng từ 25 đến 80 phần trăm.
  • Tăng lợi nhuận sau thuế của bạn hơn 20%.

Hàng hóa sẽ được kiểm soát tốt cả đầu vào và đầu ra nhờ quản lý chuỗi cung ứng. Lượng hàng hóa cung ứng cho khách hàng đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng

Tùy thuộc vào quy mô và giai đoạn phát triển của công ty, chúng ta có thể lựa chọn nhiều mô hình quản lý chuỗi cung ứng khác nhau. Trên thực tế, hai mô hình quản lý chuỗi cung ứng được sử dụng phổ biến nhất là:

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản

Trong mô hình này, doanh nghiệp sẽ mua nguyên liệu đầu vào từ một nhà cung cấp duy nhất, sau đó tự mình thực hiện công việc sản xuất và giao hàng trực tiếp cho khách hàng. Đây là một mô hình quản lý cung ứng rất cơ bản, chỉ với một số yếu tố cơ bản tham gia vào chuỗi cung ứng.

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phức hợp

Đối với mô hình quản lý này, hệ thống chuỗi cung ứng phải xử lý một số lượng lớn các nguyên vật liệu trực tiếp / trung gian để tạo ra thành phẩm / dịch vụ được giao cho khách hàng.

Việc vận chuyển và bán sản phẩm cũng được thực hiện qua nhiều kênh với nhiều đối tác hỗ trợ. Hoạt động phân phối cũng bao gồm một loạt các địa điểm sản xuất, phân phối và nhận hàng, đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược rộng rãi cũng như cách tiếp cận hoạt động khoa học và chặt chẽ.

Ví dụ về quản lý chuỗi cung ứng tại những thương hiệu hàng đầu

Cốt lõi nguyên lý quản lý chuỗi cung ứng nằm chủ yếu ở quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào và sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ cuối cùng mà họ nhận được. Ví dụ về chuỗi cung ứng của 1 công ty lớn để bạn dễ hình dung hơn công việc cần làm như sau:

  • Quản lý chuỗi cung ứng của Vinamilk: Họ quản lý và giám sát nguồn nguyên liệu đầu vào theo tiêu chuẩn đã đề ra từ trước. Đồng thời sử dụng chủ yếu là nguồn sữa thu mua từ người nông dân Việt để đáp ứng mong muốn sử dụng sản phẩm Việt của khách hàng.
  • Quản lý chuỗi cung ứng của Unilever: Đối với các doanh nghiệp nước ngoài như Unilever thì vai trò của chuỗi cung ứng càng được đẩy lên cao. Bởi lẽ, họ sẽ phải hoạch định, tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối có khoa học hơn. Sao cho chi phí được đẩy xuống thấp nhất, đặc biệt trong đó là quản trị logistic.

Ngoài ra, còn có rất nhiều tài liệu mà bạn có thể tham khảo cách quản trị vận hành và chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp khác. Đó có thể là bản quản trị chuỗi cung ứng pdf, quản trị vận hành và chuỗi cung ứng pdf, tiểu luận quản trị chuỗi cung ứng hay sách quản trị chuỗi cung ứng…

Những lỗi thường gặp khi xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng

Không kiểm soát được ngân sách

Chuỗi cung ứng bao quát tất cả về các hoạt động hậu cần và logist. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng kinh tế khiến thời gian giao nhận bị đình trệ khá nhiều. Đặc biệt là trong lúc tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp như hiện nay. Và vì ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng một mối liên hệ không thể tách rời nên nếu bạn cần kiểm soát tốt dòng tiền của công ty vì các vấn đề sẽ gặp phải như:

  • Chi phí lưu kho bị đội lên cao do hàng hóa không thể luân chuyển.
  • Sản phẩm không thể đến tay người tiêu dùng như đúng kế hoạch.

Luồng dữ liệu không liền mạch

Dữ liệu đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của chuỗi cung ứng. Do đó, chắc chắn bạn sẽ cần một công cụ phù hợp để có thể đối chiếu và khớp dữ liệu từ nhiều bên khác nhau. Tuy nhiên, để có một luồng dữ liệu liền mạch thì trước tiên bạn cần có nguồn dữ liệu đầu vào chính xác. Như vậy, tất cả các khâu từ hoạch định chiến lược cho đến kiểm soát được chuỗi cung ứng và logistics đều phải được kiểm soát chặt chẽ.

Cụ thể, để làm rõ mối tương quan giữa logistics và chuỗi cung ứng bạn cần phải trả lời được những câu hỏi như sau:

  • Logistic và quản lý chuỗi cung ứng là gì? 
  • Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
  • Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Bỏ qua công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một nền tảng không thể thiếu trong việc quản trị chuỗi cung ứng. Đặc biệt tại thời điểm nhạy cảm về logistics và chuỗi cung ứng như hiện nay. Theo đó, nếu sở hữu một công cụ thông tin thì công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Cloudify ERP – nền tảng quản trị doanh nghiệp tổn thể

Không chỉ là một nền tảng công nghệ quản trị doanh nghiệp đơn thuần, Cloudify ERP còn là một công cụ hữu ích trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Bởi lẽ, đây là phần mềm toàn diện, được Cloudify phát triển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ở mọi hoạt động. Cụ thể đó là:

  • Lên kế hoạch mua bán nguyên vật liệu, sản xuất…
  • Theo dõi tiến độ, tình trạng hàng mua đang ở đâu.
  • Quản lý kho hàng chính xác, giúp doanh nghiệp chủ động điều phối hàng hóa tại mọi tình huống.
  • Hợp đồng mẫu giữa các nhà cung ứng

Tham khảo: Phần mềm quản trị doanh nghiệp Cloudify ERP

Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích khác khi triển khai Cloudify ERP. Liên hệ hotline 1900 866 695 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Đọc thêm: Sử dụng barcode trong quản lý hàng hoá

5/5 (1 Review)

Bài liên quan

Cách quản lý bán hàng
Bật mí cách quản lý bán hàng thành công cho doanh nghiệp

Sự thành công của doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào hoạt động bán

Phần mềm CRM bất động sản - Ứng dụng toàn diện để quản lý khách hàng
Phần mềm CRM bất động sản – Ứng dụng toàn diện để quản lý khách hàng

Phần mềm CRM bất động sản được xem là công cụ hỗ trợ cho việc quản lý, chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất

Quản lý tour du lịch bằng Excel liệu có còn hiệu quả?
Quản lý tour du lịch bằng Excel liệu có còn hiệu quả?

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay vẫn còn tồn tại những công ty với quy mô trên 100 nhân viên

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)