Hệ thống phân phối là một trong những yếu tố chủ chốt giúp đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng, người tiêu dùng. Do đó, quản lý tốt hệ thống phân phối sẽ giúp quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được suôn sẻ. Hiện nay, các phần mềm quản lý hệ thống phân phối được nghiên cứu và ra đời từ lâu. Tuy nhiên, những phần mềm ấy vẫn chưa thực sự chiếm được niềm tin của doanh nghiệp vì chưa khẳng định được nó có thực sự giúp kênh phân phối hoạt động hiệu quả? Bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ cùng doanh nghiệp tìm hiểu thêm về chủ đề này.
Nội dung bài viết
Phần mềm quản lý hệ thống phân phối là gì?
Hệ thống phân phối có thể hiểu là các kênh phân phối của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đây là các kênh mà doanh nghiệp đưa sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng. Một số kênh phân phối tiêu biểu như: đại lý bán lẻ, đại lý của doanh nghiệp, kênh online,…..Để xây dựng một kênh phân phối ổn định cần rất nhiều thời gian và nguồn lực cho đội ngũ marketing.
Để quản lý toàn bộ hệ thống gồm nhiều kênh, các doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống quản lý hệ thống phân phối (Distribution Management System hay DMS). Phần mềm sẽ giúp nhà quản trị và các nhân viên marketing có cái nhìn tổng quát nhất về các kênh hiện tại. Dựa vào sự khảo sát và tiếp thị, các nhân viên cùng nhà quản trị có thể đánh giá hiệu quả và có các chiến lược xây dựng hệ thống cho phù hợp.
Phần mềm quản lý hệ thống phân phối có hoạt động hiệu quả?
Hoạt động phân phối là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Dù cho sản phẩm của doanh nghiệp đúng với nhu cầu, thị hiếu mà không có một hệ thống phân phối phù hợp cũng khó để đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Tuy nhiên, khi ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống phân phối để việc kiểm soát và xây dựng chiến lược được cải thiện hơn, nhà quản trị lại đặt câu hỏi liệu phần mềm có thể hoạt động hiệu quả trong quản lý các kênh?
Giải pháp DMS được nghiên cứu và thiết lập sao cho hoàn toàn tập trung vào quản lý kênh phân phối. Do đó, các quy trình hoạt động và kết quả, báo cáo sẽ luôn tự động cập nhật về hệ thống chính. Việc cập nhật luôn được ghi lại theo thời gian thực, giúp người quản lý theo dõi sát sao các hoạt động của kênh phân phối.
Những hoạt động như: hỗ trợ bán hàng, cập nhật kết quả, quản lý nhân viên tại các điểm phân phối,… đều được thực hiện nhanh chóng, giúp doanh nghiệp chủ động quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng nhanh hơn, việc chăm sóc khách hàng, khảo sát thị trường cũng được cập nhật dễ hơn,…
Phần mềm quản lý hệ thống phân phối có thể kết hợp với các phòng ban khác như marketing, thị trường, phát triển sản phẩm,…. Nhờ đó, các thông tin được khảo sát, thăm dò sẽ được chuyển đến các bộ phận khác nhanh hơn. Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin của nhân viên các phòng ban cũng được tối ưu hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho không chỉ phòng ban nói riêng mà cả doanh nghiệp nói chúng. Ngoài ra, những thông tin của nhân viên thị trường cũng sẽ được chuyển lên hệ thống, nhà quản trị có thể truy xuất và sử dụng dù ở bất cứ đâu.
Nhân viên marketing, nhân viên thị trường có thể tiếp thị và thu thập được nhiều thông tin và khách hàng hơn nhờ phần mềm giám sát hệ thống phân phối. Với tính năng tự động hóa, quá trình tư vấn, hỗ trợ về sản phẩm sẽ được diễn ra chuyên nghiệp và nhanh chóng hơn, gia tăng mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra, phần mềm tích hợp cả chức năng thông báo khi đến lịch hẹn với các khách hàng tiềm năng, khách hàng đặc biệt,…. giúp nhân viên, nhà lãnh đạo không bỏ lỡ cơ hội.
Với phần mềm quản lý hệ thống phân phối, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm được tình hình các kênh phân phối và ứng dụng chúng một cách hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về giải pháp này, xin liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 866 695 hoặc website Cloudify.vn để được tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm
Phần mềm quản lý nhân viên thị trường có những chức năng gì?
Quản lý bán hàng thường gặp phải những bất cập gì?
Phần mềm bán hàng B2B có thực sự cần thiết cho doanh nghiệp?
Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp