Công nghệ ngày càng phát triển, nhiều thiết bị, công nghệ thông minh ra đời. Đi kèm đó, các thuật ngữ phần mềm cũng ngày càng xuất hiện nhiều và được mọi người quan tâm nhiều hơn. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, chúng ta cùng Cloudify đi tìm hiểu phần mềm là gì? Có bao nhiêu loại phần mềm hiện nay? thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Phần mềm (Software) được xem là một hệ thống các ngôn ngữ lập trình được viết theo một trật tự, cấu trúc nhất định thành các câu lệnh, chỉ thị. Không chỉ là những câu lệnh mà phần mềm còn là các dữ liệu hay file hướng dẫn nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng trên các thiết bị máy tính.
Để thực hiện các chức năng của mình, phần mềm đã gửi các câu lệnh đến phần cứng để nó thực hiện hoặc cung cấp dữ liệu cho các chương trình, phần mềm khác thực hiện các nhiệm vụ.
Đọc thêm: Bật mí top 5 phần mềm quản lý thiết bị miễn phí tốt nhất
Phần mềm hệ thống
Đây là dạng phần mềm được thiết kế để vận hành các hoạt động của máy tính, để người dùng giao tiếp với các phần cứng của máy tính hay các thiết bị điện tử. Ví dụ: hệ điều hành windows, hệ điều hành android, IOS,… đây là các ví dụ chúng ta dễ dàng bắt gặp nhất về phần mềm hệ thống.
Để thiết kế được một phần mềm hệ thống chất lượng, phần mềm hệ thống phải được thiết kế sao cho nền tảng của nó phù hợp với các phần mềm ứng dụng khác. Phần mềm hệ thống bao gồm:
– Hệ điều hành (operating system): đây được coi là phần mềm quan trọng nhất của máy tính. Đây chính là nơi để điều khiển, quản lý các hoạt động của máy tính hay các thiết bị điện tử. Nó tạo điều kiện cho con người và phần cứng của máy tính giao tiếp với nhau một cách dễ dàng, thuận lợi.
– Trình điều khiển thiết bị (driver): nếu như chỉ có hệ điều hành thì bạn cũng không thể giao tiếp với máy tính được. Để thực hiện điều đó phải có một phần mềm điều khiển thiết bị driver, nó sẽ tạo tương tác giữa các phần mềm và phần cứng máy tính lại với nhau. Giúp phần cứng hiểu được các nhiệm vụ mà nó phải làm và thực hiện nó.
– Tiện ích (utility): việc bảo trì và cập nhật, chăm sóc máy tính sẽ do phần mềm này hỗ trợ, giúp cho máy tính hoạt động tốt hơn, ổn định hơn.
Phần mềm ứng dụng
Đây là phần mềm dễ thấy nhất bao gồm các chương trình có thể hoạt động trên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính,… Đặc điểm của loại phần mềm này là được cài đặt và hoạt động trên một môi trường nhất định, thực hiện các công việc nhất định. Phần mềm hệ thống sẽ tạo môi trường cho các phần mềm ứng dụng hoạt động. Ví dụ các phần mềm ứng dụng: phần mềm văn phòng Microsoft Office, OpenOffice, trò chơi điện tử game, phần mềm quản lý công việc, bán hàng,…
Phần mềm dịch mã
Đây là phần mềm thực hiện nhiệm vụ dịch mã các câu lệnh từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy tính, giúp máy tính có thể hiểu và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.
Phần mềm độc hại
Phần mềm này thường được các tin tặc sử dụng để đánh cấp thông tin khách hàng, người sử dụng máy tính. Hay nói cách khác đây là các virus, sâu, các đoạn mã độc hại được xâm nhập vào máy tính gây ra các thiệt hại cho người sử dụng.
Phần mềm mã nguồn đóng (closed source software): các phần mềm mà mã nguồn của nó không được công khai được gọi là phần mềm mã nguồn đóng. Để có thể sử dụng các phần mềm này, người sử dụng phải bỏ chi phí ra để mua bản quyền mới có thể sử dụng được.
Phần mềm mã nguồn mở (open source software): ngược lại với phần mềm mã nguồn đóng thì các phần mềm mã nguồn mở là các phần mềm có mã nguồn được công bố rộng rãi, công khai. Người dùng có thể truy cập vào bất kỳ lúc nào và dễ dàng. Thông thường các loại phần mềm này sẽ không tốn phí
Để sử dụng các phần mềm mã nguồn đóng, bạn phải có quyền truy cập vào nó. Hay nói cách khác bản quyền phần mềm là quyền được phép truy cập vào các phần mềm bản quyền. Ngày nay do nhu cầu tiết kiệm chi phí nên các phần mềm “giả” xuất hiện ngày càng nhiều. Việc sử dụng các phần mềm này có thể đem lại các hư hại cho máy tính của bạn và thậm chí bị vi phạm phần mềm và có thể bị kiện.
Ngày nay, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm tại Việt Nam rất phổ biến. Thông thường để sử dụng các phần mềm này bạn phải trả phí cho nhà sáng tạo để có quyền truy cập, sử dụng.
Xem thêm: Mã nguồn là gì? So sánh mã nguồn mở và mã nguồn đóng
Việc sử dụng các phần mềm không bản quyền sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp của bạn. Cụ thể, rủi ro đầu tiên có thể là bạn sẽ bị khởi kiện khi dùng phần mềm “lậu” và có thể bị phạt hành chính. Thứ hai, các phần mềm này luôn đánh vào yếu tố chi phí, nên có thể mang trong mình các “mầm bệnh” sẽ đánh cắp thông tin, làm hư hại máy của bạn. Thứ ba, phần mềm này do là bản miễn phí nên các chức năng của nó không đầy đủ và bị giới hạn quyền, dễ xảy ra lỗi khi sử dụng. Thứ tư, khi gặp khó khăn sẽ không được hỗ trợ từ bên cung cấp.
Chính vì những lý do đó, bạn nên bỏ ra chi phí để mua các phần mềm bản quyền về sử dụng. Như vậy, vừa đáp ứng được các yêu cầu, chức năng của công việc vừa giúp đảm bảo được các thông tin, bảo mật. Hãy liên hệ Cloudify để biết thêm chi tiết về các phần mềm quản lý bản quyền và được tư vấn miễn phí.