fbpx

Kinh nghiệm hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả

  1. Khánh Linh
    Người viết Khánh Linh

Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành-bại của một doanh nghiệp. Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì? Hạch toán nó như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây của Cloudify sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích nhất về vấn đề này.

Tổng quan về chi phí quản lý doanh nghiệp

Tổng quan về chi phí quản trị doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ có các khoản chi tiêu khác nhau. Suy cho cùng, khả năng vận hành của một doanh nghiệp cũng được đong đếm bằng doanh thu và lợi nhuận đạt được. Vì vậy, các nhà lãnh đạo phải tìm cách để tối ưu doanh thu và giảm tối đa các chi phí phát sinh, đặc biệt là chi phí quản trị doanh nghiệp.

Chi phí quản trị doanh nghiệp gồm những khoản nào?

  • Chi phí nhân viên quản lý: là toàn bộ các chi phí phải trả cho nhân sự, bao gồm tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,…
  • Chi phí vật liệu quản lý: là các khoản chi cho vật liệu dùng cho công tác quản trị doanh nghiệp: văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ,…
  • Phí mua đồ dùng văn phòng: chi phí chi cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng,…
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khoản khấu hao các tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc, máy móc thiết bị quản lý, vật kiến trúc,…
  • Thuế, phí và lệ phí: thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí khác,…
  • Phí dự phòng: dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,…
  • Phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp: tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…
  • Các khoản khác: các chi phí khác như chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe,..

Kinh nghiệm hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Kinh nghiệm hạch toán chi tiêu

Lập danh sách chi tiêu hợp lý

Yếu tố đầu tiên có thể giúp tối ưu các chi phí của doanh nghiệp đó là lập danh sách chi tiêu cho tài sản. Bằng nghiệp vụ này, bộ phận kế toán có thể dễ dàng nắm rõ và kiểm soát số lượng tài sản công ty đang sở hữu, những hiện vật cần được bổ sung, thay mới và những đồ dùng cần được sửa chữa. Bên cạnh đó là hàng loạt những chi phí phát sinh mà doanh nghiệp cần phải quản lý tốt, đặt ra định mức và kiểm soát chặt chẽ.

Lập danh sách các loại chi phí phụ thu

Phí phụ thu là những khoản được thu thêm, đính kèm với phần thu chính. Nó bao gồm các yếu tố như thuế phụ thu, những khoản phụ thu cần được doanh nghiệp tính toán. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát được các khoản chi tiêu phát sinh trong việc quản lý tổ chức của mình.

Xác định tiền dự trù

Là dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi hoặc những khoản phải trả. Thông thường, doanh nghiệp cần phải xác định và liệt kê được những khoản nợ nào là nợ khó đòi, những khoản phải trả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sắp tới để có thể cân bằng, dự trù cho những tình huống trên, từ đó tránh được rủi ro thanh toán.

Hạch toán chi phí bằng phần mềm

Công nghệ đã và đang làm thay đổi cuộc sống con người ở nhiều khía cạnh. Trong kinh doanh, các phần mềm chính là “cánh tay phải đắc lực” giúp nhà quản trị giải quyết nhiều khó khăn. Một số lợi ích của việc sử dụng phần mềm đối với doanh nghiệp là:

  • Tự động tổng hợp chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí; tự động phân bổ chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và tự động tính giá thành theo từng phương pháp tính giá thành.
  • Tự động cập nhật giá thành tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm, tự động tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho.
  • Tự động nghiệm thu các công trình vụ việc, đơn hàng.

Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta biết tận dụng những thành quả của cuộc cách mạng 4.0.  Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu và trải nghiệm thêm các loại phần mềm tuyệt vời khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.

Tham khảo:

5 kỹ năng để quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả

Phần mềm quản lý doanh nghiệp thời đại công nghiệp 4.0

 

 

 

 

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Tích hợp Hoá đơn điện tử M-Invoice và Nền tảng Cloudify ERP: Công cụ đắc lực giúp kế toán “nhàn tênh”

Triển khai hoá đơn điện tử (HĐĐT) là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, ngành thuế, góp phần đẩy

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục

Trong thời gian dịch Covid kéo dài ảnh hưởng lớn tới hoạt động doanh nghiệp, có rất nhiều người lao động đã bị mất

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản dễ hiểu nhất hiện nay
Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản dễ hiểu nhất hiện nay

Lương thưởng luôn là vấn đề quan trọng được người lao động ưu tiên hàng đầu khi ký kết hợp đồng lao động. Tuy

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2022 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 2,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)