Doanh nghiệp cần hiểu rõ những giai đoạn chuyển đổi số mà mình sẽ trải qua nhằm đo lường và đánh giá xem vị trí hiện tại của tổ chức trong hành trình này. Hầu hết các công ty đều sẽ trải qua 6 giai đoạn chuyển đổi, hãy cùng Cloudify tìm hiểu ngay nào.
Nội dung bài viết
Theo IDC ước tính, chi tiêu trên toàn thế giới dành cho chuyển đổi số sẽ đạt gần 2 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Qua đó có thể thấy xu hướng tăng trưởng của chuyển đổi số vào các lĩnh vực kinh doanh và đời sống xã hội trong những năm gần đây. Vì vậy, để duy trì khả năng trên thị trường thay đổi hằng giờ hằng ngày, doanh nghiệp cần phải thực hiện chuyển đổi số.
Ngoài ra, chuyển đổi số còn mang nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ tối ưu được chi phí vận hành, chuẩn hóa được quy trình kinh doanh, nâng cao năng suất lao động mà còn đưa tới những thay đổi về tư duy nhân sự nội bộ và tối đa hóa doanh thu nhờ lợi thế cạnh tranh khác biệt. Nhờ vậy, chuyển đổi số ngày càng khẳng định ưu thế của mình trên nhiều lĩnh vực.
Chuyển đổi số là một quá trình không ngừng cải tiến mô hình kinh doanh, sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới để nâng cao năng lực quản trị, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng. Như đã nói ở trên, doanh nghiệp sẽ trải qua 6 giai đoạn chuyển đổi số dưới đây.
Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp luôn xem nhẹ và bỏ qua việc thay đổi. Bởi doanh nghiệp chỉ muốn tập trung vào những mục tiêu đã thiết lập về khách hàng, quy trình, số liệu và mô hình kinh doanh truyền thống. Doanh nghiệp cũng cho rằng, đây là hình thức kinh doanh phù hợp hơn sử dụng công nghệ số.
Đây chính là lúc doanh nghiệp cần thay đổi tư duy cứng ngắt của mình và “bắt tay” vào hành trình chuyển đổi số, để điều chỉnh và thích ứng linh hoạt với những biến động của thị trường qua từng thời điểm.
Đây là giai đoạn chuyển đổi số quan trọng mà doanh nghiệp cần phải lưu ý. Những khảo sát về trải nghiệm khách hàng và hiệu quả hoạt động cần được tiến hành để đánh giá kết quả đạt được của kế hoạch chuyển đổi số.
Doanh nghiệp nên áp dụng một số giải pháp công nghệ mới để thực hiện số hóa dữ liệu tốt nhất, giúp phân tích và tổng hợp dữ liệu dễ dàng hơn. Doanh nghiệp cũng cần tập trung vào việc cải thiện các quy trình cụ thể và các điểm chạm với khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể thấy được sự chuyển đổi rõ rệt khi ở giai đoạn này. Dữ liệu được số hóa trước đó sẽ cung cấp thông tin cho những quyết định quan trọng của nhà quản lý. Đồng thời, các khảo sát đang tiến hành sẽ tìm ra những lỗ hổng trong quy trình vận hành doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ cần một nền tảng hỗ trợ điều hành nguồn lực doanh nghiệp như Cloudify ERP, để thực hiện giai đoạn chuyển đổi số thành công.
Các phòng ban trong nội bộ doanh nghiệp cần hợp tác trong nghiên cứu, làm việc và đóng góp ý kiến vào chiến lược chuyển đổi số. Có như vậy, doanh nghiệp mới đưa ra được những giải pháp phù hợp cho những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số.
Doanh nghiệp cần xác định rõ vai trò của từng nhân sự tham gia, phân chia từng nhiệm vụ thành kế hoạch riêng và lập ngân sách cho kế hoạch đó. Việc quản trị rủi ro cho quá trình chuyển đổi số là điều không thể thiếu.
Một nhóm chuyên viên phụ trách thúc đẩy chuyển đổi số cần được thành lập, với nhiệm vụ thực hiện chiến lược và hoạt động dựa trên mục tiêu kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.
Quy trình vận hành, hoạt động kinh doanh đều được chuyển đổi theo công nghệ số. Tạo ra mô hình kinh doanh mới giúp doanh nghiệp nâng cao được trải nghiệm khách hàng, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Chuyển đổi số là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một môi trường hoàn toàn mới sẽ được tạo ra phù hợp với xu hướng của công nghệ hiện đại ngày nay.
Do đó, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và chủ động tiếp cận với những nhu cầu đổi mới của khách hàng, để tạo ra những thay đổi mới, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Đồng ý rằng việc kinh doanh của doanh nghiệp hiện vẫn rất tốt. Về lý thuyết thì nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng để bắt đầu chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải hành động. Vì vậy, bạn nên làm gì đầu tiên? Đơn giản chỉ cần đặt cho mình một mục tiêu rõ ràng.
Bắt đầu từ những việc đơn giản nhất cho đến những vấn đề thủ công khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian để thực hiện, khiến bạn không thể thực hiện những công việc mang tính chiến lược hơn. Doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu những giải pháp công nghệ khác nhau để tự động hóa quy trình của mình.
Doanh nghiệp cần trao đổi với những đơn vị cung cấp giải pháp về các vấn đề đang gặp phải và xem một số bản demo sản phẩm của họ. Khi đã có một vài lựa chọn tốt nhất, hãy đề xuất với mọi người trong doanh nghiệp, nhất là ban lãnh đạo về những giải pháp tiềm năng đó.
Hãy thử nghiệm ở một bộ phận nhỏ, đo lường và đánh giá kết quả, nếu kết quả mang lại như mong đợi, thì doanh nghiệp cần mở rộng giải pháp đó. Sau đó, xác định những vấn đề cần giải quyết tiếp theo, áp dụng giải pháp để giải quyết và lặp lại trình tự như trên.
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đa phần vẫn đang ở giai đoạn hiện tại và hoạt động, chỉ có một số ít đạt được chính thức hóa. Để tránh tình trạng đầu tư quá đà nhưng không hiệu quả, doanh nghiệp hãy liên hệ với chuyên gia của Cloudify để được tư vấn những giải pháp Chuyển đổi số phù hợp cho tiềm lực của mình.