Quản trị bán hàng hiệu quả là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, để công tác quản lý được hiệu quả nhà kinh doanh cần xây dựng một quy trình, phương pháp quản lý phù hợp. Trong bài viết dưới đây, Cloudify sẽ giúp bạn xây dựng một quy trình quản lý bán hàng đạt hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Nội dung bài viết
Quản lý bán hàng là hoạt động thuộc lĩnh vực bán hàng. Đây là hoạt động quản trị nhằm triển khai việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dựa trên chiến lược, nguồn lực doanh nghiệp, môi trường kinh doanh. Hoạt động này do những cá nhân hoặc nhóm người về lĩnh vực bán hàng sẽ hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng.
Quản lý bán hàng còn có nhiệm vụ phân phối đến những địa điểm như mục tiêu đã đề ra giúp tối ưu việc hiện diện hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý để đạt được hiệu quả bán hàng và mục tiêu marketing về ngắn hạn cũng như dài hạn.
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là không thể thiếu cho hoạt động quản trị. Hệ thống này giúp người dùng quản lý chặt chẽ hơn, đầy đủ tất cả các khâu từ nhập hàng, quản lý đơn, quản lý kho,… cho đến xuất, bán hàng.
Đọc thêm: Bật mí 4 bước xác định khách hàng mục tiêu chính xác nhất
Thứ nhất, chú trọng chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại trên thị trường bền vững khi sản phẩm thật sự chất lượng. Bạn hãy quan tâm hơn về hình thức, bao bì để ghi điểm trong mắt khách hàng.
Thứ hai, xác định khách hàng tiềm năng: Từ việc nắm rõ tính năng, ưu điểm của sản phẩm bạn cần xác định đối tượng khách hàng mình hướng tới.
Sau khi bạn chuẩn bị về sản phẩm, ngân sách và lên kế hoạch cụ thể cho công đoạn bán hàng, đây là khâu bạn bắt đầu bắt tay vào thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.
Khi ra mắt bất cứ một sản phẩm mới nào bạn đừng vội vàng muốn có thêm nhiều khách hàng mới, hãy tiếp cận khách hàng thân thiết của doanh nghiệp trước.
Khách hàng trung thành sẽ là những người mang lại lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai bởi mỗi một khách hàng hài lòng về sản phẩm sẽ có xu hướng giới thiệu cho 3 người thân thiết. Do vậy bạn hoàn toàn có thể có thêm 3 khách hàng tiềm năng nếu bạn chăm sóc khách hàng tận tình.
Đọc thêm: Mách bạn 4 tips để lựa chọn phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả
Giới thiệu sản phẩm là việc bạn cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình, do vậy buổi giới thiệu không được phép là một buổi thuyết trình. Bạn hãy lắng nghe vấn đề của khách hàng nhiều hơn là việc bạn trình bày quá nhiều về sản phẩm của bạn.
Nhân viên bán hàng là người cần am hiểu sản phẩm nhất, sau khi nghe những yêu cầu và vấn đề mà khách hàng gặp phải, bạn hãy đi thẳng vào giải pháp mà sản phẩm của bạn có thể giúp họ.
Theo tâm lý thông thường, khách hàng sẽ đưa ra ý kiến và phản đối về giá để giảm giá sản phẩm. Trong trường hợp này, với một người nhân viên giỏi họ sẽ tìm cách để chứng tỏ với khách hàng rằng lợi ích mà sản phẩm mang lại sẽ nhiều hơn so với chi phí họ bỏ ra để sở hữu sản phẩm đó.
Bước cuối cùng trước khi bán hàng bạn nên hỏi khách hàng của mình về những vấn đề còn khúc mắc và chủ động giải đáp các thắc mắc đó.
Để xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp, doanh nghiệp không thể bỏ qua bước chăm sóc khách hàng sau bán.
Việc bạn quan tâm, chia sẻ với khách hàng những vấn đề của họ sau khi mua hàng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác doanh nghiệp của bạn luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm có thể giúp họ giải quyết vấn đề chứ không phải là lợi nhuận.
Tham khảo: Phần mềm quản lý bán hàng trên mobile Cloudify POS
Trên đây là các bước để quản lý, xây dựng quy trình bán hàng cụ thể nhất cho quản lý. Ngoài ra, hãy sử dụng phần mềm bán hàng để đạt hiệu quả tốt nhất. Theo dõi chúng tôi tại đây để cập nhật những tin tức mới nhất về kinh doanh.