Với một nền công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay thì mã vạch đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta nữa. Mã vạch hay Barcode được hiểu như là sự thể hiện thông tin, rất dễ dàng bắt gặp ở bất kì đâu trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc và hiểu được chúng. Tuy nhiên, chúng ta đã thật sự hiểu và biết hết các loại mã vạch phổ biến nhất trên thị trường và ứng dụng của mã vạch hay chưa?
Mã vạch
Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hết những thắc mắc về các loại mã vạch phổ biến nhất nhé!
Nội dung bài viết
Hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại mã vạch phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các ngành, đặc biệt là ngành bán lẻ.
Mã vạch UPC
Mã UPC (Universal Product Code) là một trong các loại mã vạch phổ biến nhất được sử dụng để thể hiện thông tin các sản phẩm và dán trực tiếp lên sản phẩm được trưng bày tại các điểm bán cố định. Ngoài ra, còn được dùng để kiểm tra hàng hoá, theo dõi và quản lý hàng hóa. Mã vạch này được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển trên toàn thế giới như Mỹ, Canada, Úc, Vương Quốc Anh…
Mã UPC tồn tại 2 loại biến thể là UPC-A mã hóa 12 chữ số trong khi UPC-E là biến thể nhỏ hơn, chỉ mã hoá 6 chữ số.
Mã vạch EAN
EAN (European Article Number) là mã vạch thuộc trong top các loại mã vạch phổ biến cũng được sử dụng nhiều trong các nhãn hàng tiêu dùng tại các địa điểm bán lẻ, nhưng đặc biệt là mã EAN sử dụng nhiều ở Châu Âu hơn. Khó có thể phân biệt được với mã UPC vì nhìn khá là giống nhau, ta có thể phân biệt dựa vào địa lý.
Các loại mã vạch của mã EAN: EAN-13, EAN-8, JAN-13, ISBN, ISSN.
Mã vạch 39
Mã vạch 39 (hoặc Mã số 3 của 9) là một trong các loại mã vạch phổ biến nhất mà cho phép biểu diễn các ký tự chữ cái và đã được chấp nhận như một tiêu chuẩn quân sự của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (MIL-STD). Nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hóa nhà máy (FA) và cho các thẻ AIAG, ODETTE và EIAJ. Ngoài ra, chúng ta thường được tìm thấy trong ngành công nghiệp ô tô và những ngành thuộc về y tế, bộ quốc phòng, cơ quan hành chính, công ty xuất bản sách…
Dữ liệu có thể được mã hóa là các chữ số (0 đến 9), các ký hiệu (“-“, “” (dấu cách), “$”, “/”, “+”, “%” và “.”) và các chữ cái trong bảng chữ cái (A đến Z) với dung lượng không giới hạn.
Mã vạch 128
Mã vạch 128 là một trong các loại mã vạch phổ biến có độ nhỏ gọn, mật độ cao được sử dụng trong các ngành hậu cần và vận tải để đặt hàng và phân phối. Có thể mã hóa tất cả 128 ký tự của ASCII. Nó được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực tự động hóa nhà máy (FA) và tự động hóa văn phòng (OA). Là một mã vạch rất mạnh và có thể lưu trữ thông tin đa dạng vì chúng hỗ trợ bất kỳ ký tự nào của bộ ký tự ASCII 128 ký tự. Được sử dụng phổ biến trong các chuỗi cung ứng bán lẻ.
Mã vạch Codabar
Codabar là một mã vạch riêng biệt, tự kiểm tra mã hóa lên đến 16 ký tự khác nhau, dễ dàng in bằng máy in và có thể được sản xuất bởi bất kỳ loại máy in nào. Nó được sử dụng cho nhãn vận chuyển cho dịch vụ giao hàng tận nơi, phong bì cho dịch vụ xử lý ảnh… Bên cạnh đó là loại mã vạch được các chuyên gia về hậu cần và chăm sóc sức khỏe, các phòng thí nghiệm ảnh và thư viện, ngân hàng máu, thư tín chuyển phát nhanh trong nước ưu tiên sử dụng nhiều nhất trong các loại mã vạch phổ biến trên thị trường và xử lý thông tin nhanh chóng.
Mã vạch ITF
Mã vạch ITF cho phép in mật độ cao và được sử dụng trong lĩnh vực hậu cần (ví dụ: hộp container) và cho các nhãn nhỏ dán trên kim loại quý và các sản phẩm nhỏ. Nó được tiêu chuẩn hóa làm mã vạch sản phẩm phân phối (JIS-X-0502) vào năm 1987 và là JIS (JISX0505) vào năm 2004. Được mã hóa 14 chữ số số và sử dụng bộ ASCII đầy đủ.
Mã vạch 93
Mã vạch 93 được dùng nhiều trong việc quản lý và kiểm soát hàng tồn kho, nhãn hiệu linh kiện điện tử, bưu điện, logistics… Loại mã vạch này tương tự như mã vạch 39, có hỗ trợ đầy đủ về ASCII. Có kích thước nhỏ gọn và độ bảo mật cao giúp nhãn ngắn hơn so với mã vạch được tạo ra trong Mã 39.
>>> Đọc thêm: Giải pháp quản lý kho bằng Barcode – xóa tan nỗi lo thất thoát của doanh nghiệp
Mã vạch GS1 Databar
Mã vạch GS1 DataBar (formerly Reduced Space Symbology (RSS)) được sử dụng phổ biến trong các cửa hàng bán lẻ để hỗ trợ xác định sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và mã hóa linh hoạt hơn cho các ứng dụng phiếu giảm giá. Bên cạnh đó mã vạch được chính thức thông qua bởi chuỗi cung cấp toàn cầu vào tháng 1 năm 2011. Bộ dữ liệu GS1 có thể mang tất cả 14 chữ số của GTIN của một GTIN-14 mà UPC & EAN không thể.
Các biến thể của GS1 DataBar: GS1 DataBar Omnidirectional, Truncated, Stacked, Stacked Omnidirectional, Expanded, Expanded Stacked.
Mã vạch MSI Plessey
Mã vạch MSI Plessey ( Modified Plessey) là mã vạch ít gặp ở Việt Nam nhưng cũng là một trong các loại mã vạch phổ biến ở trên thị trường nước ngoài và thường được sử dụng để quản lý và kiểm kê hàng hoá, sản phẩm tại các siêu thị, đại lý, và các địa điểm bán lẻ khác.
>>> Đọc thêm: Top 4 phần mềm tạo Barcode giúp quản lý sản phẩm chuyên nghiệp nhất hiện nay
Không thể nào phủ nhận độ phổ biến của các mã vạch hiện nay, ứng dụng của mã vạch được bao phủ khắp các ngành bán lẻ và mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc quản lý và kiểm kê kho và hàng hoá, sản phẩm. Trên đây là những thông tin về các loại mã vạch phổ biến nhất hiện nay trên thị trường và ứng dụng, nếu bạn muốn quản lý kho và hàng hoá bằng mã vạch hiệu quả hơn thì hãy liên hệ với chúng tôi tại đây.