fbpx

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản dễ hiểu nhất hiện nay

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản dễ hiểu nhất hiện nay

Lương thưởng luôn là vấn đề quan trọng được người lao động ưu tiên hàng đầu khi ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định liên quan tới mức lương cơ bản và cách tính lương sao cho đúng. Có không ít người còn nhầm lẫn giữa các khái niệm như lương cơ sở và lương tối thiểu vùng. Hãy cùng Cloudify cập nhật ngay dưới bài viết này nhé!

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là mức lương tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức hay một doanh nghiệp nào đó. Mức lương cơ bản sẽ không có những khoản tiền thưởng, phụ cấp hay những khoản thu nhập bổ sung khác.

Cách tính lương cơ bản mới nhất cập nhật năm 2022

Để có được cách tính lương chính xác nhất, đầu tiên chúng ta cần xác định đối tượng hưởng lương là ai, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân hay là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước. Ở mỗi vị trí và chức vụ khác nhau, người lao động sẽ có mức lương cơ bản hoàn toàn khác nhau. 

Mức lương của người lao động khi làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân

Về bản chất, mức lương cơ bản là chi phí mà doanh nghiệp trả cho công sức mà người lao động bỏ ra trong quá trình làm việc. Mặt khác cũng có thể hiểu là động lực để khuyến khích tinh thần làm việc của mỗi người. 

Lương cơ bản là mức lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. 

Mặc dù đây là mức lương theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động nhưng Khoản 2 Điều 90 Bộ Luật Lao Động 2019 cũng quy định về mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Do đó, khi xác định mức lương này, doanh nghiệp thường xem xét nhiều tiêu chuẩn khác nhau như trình độ học vấn, vùng miền và kinh nghiệm liên quan. 

Cụ thể, đối với các công việc đòi hỏi người lao động đã qua đào tạo nghề, học nghề thì doanh nghiệp cần trả lương cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. 

Người tham gia lao động có thể xem thêm mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể: 

Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng

Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng

Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV:  3.070.000 đồng/tháng

mức lương cơ bản theo vùng
Mức lương cơ bản theo vùng

Cách tính lương cơ bản cho cán bộ, công chức và viên chức 

Khác với doanh nghiệp tư nhân, các các bộ, công chức và viên chức mức lương được tính theo công thức chung như sau: 

Lương cơ bản = Hệ số lương x Mức lương cơ sở 

Trong đó:

– Theo Nghị quyết số 128/2020/QH14, Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng

– Hệ số lương sẽ phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề riêng biệt. 

Căn cứ vào Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, hệ số lương cơ bản được chia như sau:

  • Bậc Trung cấp: 1.86 triệu đồng/tháng
  • Bậc Cao đẳng: 2.10 triệu đồng/tháng
  • Hệ số bậc Đại học: 2.34 triệu đồng/tháng

Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm hay không?

Trước đây phần lớn doanh nghiệp thường lấy mức lương cơ bản để làm mức đóng bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên theo quy định mới nhất, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cũng bao gồm các khoản phụ cấp liên quan khác ( Theo Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo Hiểm xã hội 2014). 

Trong đó, theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH thì các khoản bổ sung bao gồm: tiền lương, phụ cấp chức vụ và chức danh, phụ cấp về trách nhiệm, phụ cấp liên quan tới công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực..v.v.

Lương cơ bản, lương cơ sở và lương tối thiểu vùng có phải là một? 

Lương cơ bản là mức lương tối thiểu hay mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc tại một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào đó. Theo đó, mức lương này sẽ không bao gồm các khoản tiền phụ cấp liên quan như tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền thưởng ngày lễ, tết hay trợ cấp ăn trưa…

Không ít người bị hiểu lầm giữa các khái niệm lương cơ bản, lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng. Trên thực tế, mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất mà doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận để trả lương. 

Trong khi đó, lương cơ sở chỉ là căn cứ để xác định mức lương cơ bản và các phụ cấp liên quan mà người lao động có thể đạt được. Là cách để tính mức lương trong bảng lương, các chế độ khác theo quy định của pháp luật mà người lao động, công chức, viên chức làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể nhận được. 

Việc phân biệt rõ các khái niệm liên quan sẽ giúp chúng ta đưa ra phép tính đúng và không bị thiệt thòi trong quá trình thương lượng tiền lương. 

4 cách tính lương nhân viên phổ biến 

  • Tính lương nhân viên theo thời gian làm việc

Dựa vào thời gian làm việc của người lao động mà doanh nghiệp sẽ trả lương theo mức lương phù hợp đã thỏa thuận ban đầu. Lương thỏa thuận có thể bao gồm cả phụ cấp tùy theo từng doanh nghiệp.

Trên thực tế, để tính được lương theo thời gian, doanh nghiệp cần căn cứ theo thời gian đi làm thực của nhân viên bằng cách theo dõi bảng chấm công. Sau đó áp dụng một trong hai công thức sau:

Lương 1 tháng = Lương thỏa thuận/số ngày DN làm việc trong tháng x số ngày công đi làm thực tế trong tháng

Hoặc

Lương 1 tháng = Lương thỏa thuận/26 ngày x  số ngày công đi làm thực tế trong tháng

cách tính lương nhân viên
Tính lương nhân viên
  • Tính lương theo sản phẩm

Đây là cách tính tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm nhân viên làm ra. Hình thức tính tiền lương này tạo cho người lao động động lực mạnh mẽ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phương pháp này cũng khuyến khích cấp dưới học tập, nâng cao trình độ kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng… để qua đó tăng năng suất lao động.

Công thức tính lương nhân viên theo sản phẩm như sau:

Lương theo sản phẩm = Lượng sản phẩm làm ra x Đơn giá

  • Tính lương nhân viên theo doanh thu

Điểm đặc biệt ở cách tính lương này đó là doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro, chi phí khi làm ăn không có lãi vì tiền lương phụ thuộc vào doanh thu. Cách tính lương này cũng kích thích nhân viên nỗ lực làm việc để doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận. 

Hình thức trả lương này thường hay thấy ở các vị trí như: nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, nhân viên tư vấn… Điểm hạn chế của hình thức này đó là có thể sẽ khiến nhân viên chán nản nếu doanh nghiệp nhiều tháng làm ăn không có lãi. Do đó, doanh nghiệp nên có các phương án giữ chân và động viên khích lệ như thưởng thêm mỗi khi nhân viên hoàn thành tốt công việc.

  • Tính lương theo hình thức lương khoán

Cách tính lương khoán cho người lao động thường hay thấy ở các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ, sản xuất ngắn hạn hoặc lĩnh vực xây dựng. Doanh nghiệp tính lương dựa theo số lượng hoàn thành và đơn giá lương khoán đã thỏa thuận.

Công thức tính lương khoán như sau:

Lương khoán = Mức lương khoán x % sản phẩm hoàn thành

Phần mềm tính lương của Cloudify

Cloudify HRM là một trong những phần mềm chấm công, tính lương online trên nền tảng đám mây hàng đầu Việt Nam. Đến nay, đã có hơn 2000 doanh nghiệp tin tưởng tham gia vào quá trình số hóa quản lý nhân sự, tiền lương của công ty.

Hệ thống mở, đơn giản, trực quan, dễ dàng tùy biến để phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế – xã hội. Nhà quản lý có thể quản lý nhân sự từ xa mọi lúc mọi nơi trên nhiều nền tảng: web app, mobile app.

Một số ưu điểm nổi bật của Cloudify HRM:

Chấm công thông qua hệ thống trên điện thoại bằng hình ảnh và GPS định vị vị trí.

Quản lý số lượng ngày nghỉ của nhân viên theo từng tháng.

Theo dõi thời gian tan ca, đi trễ hay có thể xin nghỉ phép hoặc tăng ca thông qua chức năng phê duyệt điện tử.

Tự tạo được các công thức tính lương trên phần mềm theo tùy chỉnh của công ty. Đa dạng các hình thức tính lương cho nhân viên theo ngày công chuẩn, theo ca, theo sản lượng…

Lương được tính toán theo từng nhân viên, được lưu trữ vào sổ lương và in bảng lương.

Tìm hiểu thêm: Phầm mềm quản lý nhân sự Cloudify HRM

Hy vọng với những chia sẻ trên, người lao động có thể nắm được những quy định liên quan tới mức lương cơ bản và cách tính mới nhất. Đừng quên theo dõi Cloudify để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

quản lý bảo hành bằng phần mềm
Quản lý bảo hành bằng phần mềm và những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp gặp không ít các sự cố vì hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp bị hư

Sử dụng excel hay phần mềm nhân sự tính lương tốt hơn?

Quản lý nhân sự là công việc chưa bao giờ dễ dàng cho dù người quản trị có tài năng đến đâu. Bởi quản

Kinh nghiệm làm kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Chia sẻ kinh nghiệm kế toán thuế mà bạn cần phải biết

Kế toán thuế là chức vụ rất quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu ai cũng hiểu rõ công

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)