Quản lý sản xuất – tiền đề cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Sự thành công của hoạt động sản xuất không chỉ bằng công sức từ những người công nhân mà còn cần đến bàn tay của người quản lý. Vì vậy lựa chọn được một phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Nội dung bài viết
Đây là công việc của những người giám sát, quản lý. Họ lên kế hoạch cho quá trình sản xuất để đảm bảo cho việc cung ứng hàng hóa diễn ra theo đúng thời gian, đúng số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch đã định ra.
Quản lý sản xuất nắm giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
Thông thường, có 4 bước trong quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Bước 1: Đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Việc này giúp doanh nghiệp định mức nhu cầu trong thị trường tiềm năng của mình. Từ đó cân đối với năng lực của doanh nghiệp mình, liệu khả năng của doanh nghiệp mình có thể đáp ứng được không và đáp ứng ở mức độ nào?
Bước 2: Lên kế hoạch về nguyên, nhiên vật liệu cần dùng cho quá trình sản xuất
Sau khi đánh giá được mức nhu cầu, người quản lý cần hoạch định nguyên vật liệu cần thiết để đảm bảo sản xuất theo kế hoạch đã xác định ở bước 1
Bước 3: Quản lý giai đoạn sản xuất
Để tránh và hạn chế tối đa những sai sót phát sinh trong quá trình vận hành, người quản lý cần vạch ra một lộ trình chi tiết cho hoạt động sản xuất đảm bảo sự hợp lý, chặt chẽ nhất.
Bước 4: Quản lý chất lượng sản phẩm:
Người tiêu dùng sẽ thông qua sản phẩm để đánh giá về công ty của bạn. Vì vậy quản lý chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng. Việc kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm sau sản xuất phải đánh giá được về số lượng, tính chất, đặc điểm của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn được đặt ra lúc đầu.
– Phương pháp tổ chức dây chuyền: Phương pháp này đòi hỏi tính liên tục. Vì vậy bạn cần chia nhỏ quá trình sản xuất thành từng khâu nhỏ, sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Mỗi khâu lại được chuyên môn hóa một nhiệm vụ nhất định nhằm tăng hiệu suất kinh doanh. Do đó cần phải trang bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng phù hợp với từng công việc riêng.
Phương pháp quản lý sản xuất dây chuyền mang tính chuyên môn hóa cao
– Phương pháp sản xuất theo nhóm: Khác với phương pháp thứ nhất thì ở phương pháp này, các chi tiết tổng hợp đã được lựa chọn sẽ được gia công một lần, chứ không chia nhỏ máy móc, dụng cụ để sản xuất theo từng loại chi tiết cụ thể.
– Phương pháp sản xuất đơn chiếc: Phương pháp này dành cho việc tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm theo từng loại sản phẩm hay theo đơn đặt hàng nhỏ. Người ta sẽ đưa ra những quy định công việc chung thay vì tỉ mỉ lập ra một quy trình công nghệ.
Quản lý sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Vì vậy, để đơn giản hóa công việc này, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã tìm đến phần mềm quản lý sản xuất online CLOUDIFY để đem lại hiệu quả tối ưu.
Tham khảo thêm:
Quy trình quản lý kho thành phẩm
Phần mềm quản lý sản xuất thông minh