fbpx

Việc làm quản lý sản xuất và các câu hỏi thường gặp

  1. Trung Thành
    Người viết Trung Thành

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có vị trí quản lý sản xuất. Có thể nói, dây chuyền sản xuất như xương sống của doanh nghiệp. Người quản lý sản xuất phải vận hành thật trơn tru thì sản phẩm mới chất lượng và doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận. Vậy công việc quản lý sản xuất có những yêu cầu nào? Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý sản xuất giỏi? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Cloudify.

Tổng quan về công việc quản lý sản xuất

Công việc quản lý sản xuất là gì?

Công việc quản lý sản xuất là một hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Công việc quản lý sản xuất gồm có: giám sát, điều phối, đảm bảo việc sản xuất đúng tiến độ.

Mô tả công việc quản lý sản xuất
Mô tả công việc quản lý sản xuất

Cụ thể, một người quản lý sản xuất sẽ thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất. Người quản lý sản xuất phải làm thế nào để đảm bảo việc hàng hóa được sản xuất đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng được đề ra trong kế hoạch sản xuất.

Mục đích của việc quản lý sản xuất:

  • Cung cấp cho khách hàng lượng hàng hóa đúng tiêu chuẩn với chất lượng, số lượng, thời gian phù hợp
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh về chất lượng hàng hóa trên thị trường
  • Đáp ứng nhu cầu mang tính linh hoạt, khác biệt của khách hàng
  • Đảm bảo các sản phẩm phù hợp được sản xuất để cung cấp cho khách hàng

Đọc thêm: Hệ thống quản lý sản xuất và những đặc trưng cơ bản

Mô tả việc làm quản lý sản xuất

Tùy vào từng lĩnh vực sản xuất của công ty mà việc làm quản lý sản xuất cũng có những yêu cầu khác nhau. Dưới đây là mô tả chung nhất về công việc quản lý sản xuất ở hầu hết các doanh nghiệp:

  • Tìm và đào tạo, đánh giá công việc nhân viên. Theo dõi, giám sát công nhân để đảm bảo tiến độ việc làm và đảm bảo an toàn khi làm việc
  • Lập các kế hoạch sản xuất, lên lịch trình, phân tích dữ liệu đánh giá các nguồn lực có phù hợp với dự án sản xuất hay không
  • Thỏa thuận, ước tính và chốt ngân sách, thời gian sản xuất với khách hàng và đảm bảo việc sản xuất đúng lịch trình và phù hợp với ngân sách
  • Thỏa thuận, trao đổi nếu có sự thay đổi về việc thu mua nguyên liệu hay những điều kiện khác
  • Viết báo cáo sản xuất dược trên tiến độ sản xuất. Theo dõi, nắm vững, điều hòa quá trình sản xuất
  • Giám sát các phòng ban liên quan
  • Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, lên kế hoạch tăng ca khi cần thiết
  • Sửa lỗi sản phẩm: phát hiện, tìm ra nguyên nhân bị lỗi và sửa lỗi sản phẩm
  • Tổ chức cải tiến kỹ thuật, điều hành cả quá trình sản xuất
  • Phân tích, dự báo năng suất của công nhân, thiết bị sản xuất để lập kế hoạch sản xuất theo ngày hoặc thay đổi kế hoạch sản xuất
  • Tiếp nhận việc sản xuất từ phòng kinh doanh, kiểm tra tồn kho thường xuyên, lập phiếu công sản xuất

Các câu hỏi thường gặp về việc làm quản lý sản xuất

Nơi làm việc của người quản lý sản xuất như thế nào?

Tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, người quản lý kho thường làm việc trong văn phòng hoặc nhà máy sản xuất. Nhân sự cho vị trí quản lý sản xuất là hơn 01 người vậy nên việc làm sẽ được chia theo giờ. Tuy nhiên, tùy vào tiến độ mà người quản lý sản xuất có thể phải tăng ca để kiểm soát hoạt động sản xuất chính xác và sát sao nhất

Mức lương quản lý sản xuất hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương cho công việc quản lý sản xuất thường được giao động từ 14-20 triệu đồng. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và kỹ năng của người quản lý

Quy trình quản lý sản xuất chuẩn trong doanh nghiệp thường bao gồm những công việc gì?

Đánh giá năng lực sản xuất→hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu→quản lý quy trình sản xuất→quản lý chất lượng sản phẩm

Tham khảo: Phần mềm quản lý sản xuất Cloudify MRP

Phần kết

Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất về việc làm quản lý sản xuất. Theo dõi chúng tôi tại Cloudify.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về kinh doanh.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Tiêu chí chọn phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp
Tiêu chí chọn phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp

Để việc quản lý sản xuất được chặt chẽ, khoa học hơn, các phần mềm về quản lý sản xuất đã ra đời. Tuy

Lập bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất qua 5 bước đơn giản
Lập bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất qua 5 bước đơn giản

Trong quá trình sản xuất, việc định mức vật liệu quan trọng vì nó gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và

Phần mềm quản trị sản xuất nào phù hợp với các doanh nghiệp SMEs?
Phần mềm quản trị sản xuất nào phù hợp với các doanh nghiệp SMEs?

Tại Việt Nam, số lượng công ty quy mô vừa và nhỏ (SMEs) chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Đặc

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)