Cơ khí là một trong các ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng. Ngành này tạo ra các thiết bị, phụ kiện để phục vụ cho các công trình xây dựng hay các chi tiết máy. Đã có rất nhiều câu hỏi xung quanh ngành chế tạo này như gia công cơ khí là gì hay quản lý quy trình sản xuất cơ khí như thế nào?… Để có câu trả lời, hãy cùng Cloudify tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
Cơ khí hay còn được gọi là kỹ thuật cơ khí là một ngành công nghiệp giữ vị trí quan trong trong nền kinh tế. Bởi tất cả thiết bị, máy móc, hay dây chuyền sản xuất hàng hóa đều cần đến sự đóng góp của ngành này.
Sản xuất cơ khí tạo ra các sản phẩm quan trọng phục vụ đời sống
Đây là ngành khoa học áp dụng những nguyên lý về động lực, định luật bảo toàn về khối lượng, năng lượng trong cơ khí để tạo ra các sản phẩm, chi tiết máy quan trọng của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô hay các loại vũ khí, máy móc công nghiệp,..
Gia công cơ khí là việc sử dụng các kỹ thuật, máy móc, nguyên liệu để tạo ra thiết bị có độ chính xác cao để áp dụng vào việc chế tạo máy móc, phục vụ thi công xây dựng trong cuộc sống.
Sản xuất với số lượng phù hợp là điều quan trọng đối với mọi tổ chức để đảm bảo lợi nhuận. Sự dư thừa hoặc thiếu hụt trong sản xuất sẽ gây ra những khó khăn không mong muốn. Sản xuất dư thừa sản phẩm sẽ dẫn đến tắc nghẽn quỹ trong hàng tồn kho. Trong khi sự thiếu hụt trong sản xuất sẽ tạo ra sự thiếu hụt sản phẩm và không thể đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Giảm chi phí sản xuất là mong muốn hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Khi bạn xây dựng được quy trình quản lý sản xuất sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp. Nó liên quan đến việc lập kế hoạch sản xuất để giảm thiểu chi phí và giữ hàng hóa nằm trong khoảng được ước tính trước đó.
Hoàn thành các hoạt động sản xuất kịp thời là điều cần thiết để đạt được mục tiêu. Việc xây dựng quy trình quản lý sản xuất cho các hoạt động sản xuất khác nhau của doanh nghiệp sẽ giúp bạn giám sát được tất cả các hoạt động sản xuất. Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đang được diễn ra theo đúng lịch trình. Trong trường hợp có sai lệch nào trong hoạt động sản xuất, người quản lý sản xuất phải thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết để loại bỏ những sai lệch này. Từ đó sẽ giúp giảm thiểu thời gian tổng thể tham gia vào các hoạt động sản xuất.
Xây dựng quy trình quản lý sản xuất phù hợp sẽ giúp duy trì lượng hàng tồn kho tối ưu của công ty. Lưu giữ đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết cho các hoạt động sản xuất khác nhau. Có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng thiếu bất kỳ nguyên liệu thô nào. Nó giúp đảm bảo rằng tất cả các nguyên vật liệu luôn có sẵn với số lượng phù hợp để các hoạt động sản xuất không bị ảnh hưởng.
Phải sử dụng hợp lý tất cả các tài nguyên để thu được lợi nhuận mong muốn và đạt được các mục tiêu đề ra. Xây dựng quy trình quản lý sản xuất sẽ đưa ra các quy tắc và hướng dẫn cho tất cả những người có liên quan đến hoạt động sản xuất. Nó giám sát các hoạt động của họ và giúp họ cải thiện hiệu quả của mình. Từ đó sẽ đảm bảo rằng không có sự lãng phí tài nguyên và tất cả các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả.
Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn đưa ra các hướng đi cụ thể để đạt được mục tiêu. Đưa ra những phương án tối ưu nhất để thực hiện các công việc theo đúng kế hoạch đề ra. Việc này cho bạn cái nhìn tổng quan về quy trình sản xuất, những thay đổi có thể gặp phải hay những tác động ảnh hưởng đến quy trình.
Kiểm soát các công đoạn của quá trình sản xuất để đưa ra phương án phối hợp sao cho việc sản xuất được diễn ra được trơn tru nhất.
Quy trình sản xuất có thể sẽ có rất nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên bạn không cần phải nắm được hết tất cả các công việc đó mà chỉ cần biết được tổng quan về quy trình sản xuất. Từ đó xác định xem quy trình sản xuất của bạn liệu đã được tối ưu hay chưa, hiệu quả chưa được tốt ở công đoạn nào. Từ đó đưa ra cách khắc phục những sự cố không mong muốn xảy ra trong quy trình sản xuất.
Thường xuyên tổng hợp các báo cáo thống kê về số lượng cũng như chất lượng để biết được hiệu quả của quy trình sản xuất. Từ đó, đưa ra các phương án, kế hoạch để cải thiện hiệu suất làm việc.
Phần mềm quản lý quy trình sản xuất sẽ mang đến cho doanh nghiệp phương pháp quản lý nhất quán, giảm bớt sự phức tạp của quá trình quản lý.
Tham khảo thêm: Quy trình quản lý sản xuất dành cho các nhà quản trị
Cũng như các ngành sản xuất khác, cơ khí cũng được thực hiện theo quy trình được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Và hãy tìm hiểu xem quy trình sản xuất ngành cơ khí như thế nào?
Để có thể tạo ra chính xác các chi tiết máy, việc đầu tiên cần làm là vẽ và nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu rõ từng chức năng của mỗi bộ phận có trong sản phẩm. Cần chú ý khi thiết kế, bản vẽ phải đạt chuẩn các yêu cầu về kỹ thuật cần thiết cũng như công nghệ hiện đại theo từng giai đoạn.
Tùy theo đặc điểm của chi tiết máy, người quản lý cần chọn ra một phương pháp sản xuất phù hợp. Thông thường có 3 dạng sản xuất chính:
Tỷ lệ chi phí phôi thường chiếm từ 20% đến 50% giá thành sản phẩm. Vì vậy, lựa chọn nguyên vật liệu, phương pháp chế biến và gia công phôi phù hợp không chỉ đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật mà còn giảm được chi phí và làm cho quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Chính vì vậy quản lý quy trình sản xuất và chế tạo phôi là bước quan trọng.
Lựa chọn phương pháp chế tạo phôi phù hợp giúp giảm chi phí sản xuất
Thường có các phương pháp chế tạo phôi sau: phôi tạo bằng phương pháp gia công, phôi đúc, phôi dập, phôi kéo ép,…Việc lựa chọn phương pháp chế biến sẽ dựa trên hình dạng, kích thước của chi tiết máy cũng như cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ sở sản xuất.
Trước khi bắt đầu quá trình tạo sản phẩm, đừng quên xem xét kỹ lưỡng từng bước thực hiện để đảm bảo sao cho sản phẩm được hoàn thành đủ về chất lượng trong thời gian ngắn nhất.
Thiết bị, dụng cụ sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất làm việc, chất lượng sản sản phẩm. Vì vậy, khi thiết kế ra quy trình sản xuất cơ khí, hãy xem xét thật kỹ và đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất về trang thiết bị cần sử dụng.
Sau khi hoàn thành công đoạn chuẩn bị, chúng ta cần đặt bàn cân các phương án gia công để chọn ra một sự lựa chọn tối ưu nhất với từng điều kiện gia công của doanh nghiệp.
Sau khi đi vào hiện thực hóa bản vẽ, chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm và việc cần làm là phải đánh giá được chất lượng của chúng. Trước khi đưa sản phẩm bán ra thị trường thì chúng phải được đảm bảo những sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng không phải do lỗi của nhà sản xuất cơ khí.
Hãy lựa chọn đầu tư tối ưu cho trang thiết bị để tránh phát sinh chi phí sau quá trình hoạt động sản xuất.
Ngành cơ khí là một ngành khá phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Và quản lý quy trình sản xuất ngành này cũng đòi hỏi nhà quản trị có trình độ, thông minh, nhạy bén mới có thể đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch. Hiện nay, các doanh nghiệp cơ khí thường hướng tới sử dụng phần mềm trong việc quản lý sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất và độ chính xác khá cao.
Nếu bạn đọc quan tâm về phần mềm có thể để thông tin Tại đây để chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn.
Tham khảo thêm:
Mách bạn kinh nghiệp quản lý sản xuất ngành may hiệu quả