Sự xuất hiện của Covid-19 đã và đang thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số nhanh hơn bao giờ hết. Chính điều này đã tạo ra nhiều thách thức và cơ hội bứt phá trong kinh doanh. Theo dòng xu thế ấy, phần mềm hỗ trợ livestream giúp doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn cũng như phá vỡ mọi định luật của bán hàng truyền thống.
Nội dung bài viết
Livestream được xem là một trong những phương thức bán hàng và tiếp cận khách hàng hữu hiệu nhất thời đại công nghệ số. Do vậy, phần mềm hỗ trợ livestream ra đời đã mở ra rất nhiều cơ hội tiếp cận thị trường trong thời Covid cho các doanh nghiệp. Theo đó, những lợi thế đặc biệt của nền tảng công nghệ này bao gồm:
Là một nhà kinh doanh hiện đại chắc hẳn bạn đã biết xu hướng livestream hiện đã có ở hầu hết các nền tảng xã hội như facebook, instagram, tik tok… Do đó, nếu chỉ sử dụng phần mềm hỗ trợ livestream để phục vụ cho mục đích bán hàng thì quả thực hơi lãng phí. Thay vào đó, các nhà kinh doanh hiện đang tận dụng triệt để lợi ích của ứng dụng này trong toàn bộ các hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình, bao gồm ngay từ khâu trước – trong và đến sau bán hàng.
Với phần mềm bán hàng livestream, người bán có thể kết nối đến khách hàng qua nhiều nền tảng mạng xã hội khác. Yêu cầu duy nhất đó là đối tượng khách hàng đang online. Tuy nhiên, có một nghịch lý đó là khi khách hàng rảnh để online thì cũng là lúc nhân viên đã tan làm. Hiểu được điều này, nhiều đơn vị phát hàng các ứng dụng để livestream đã phát triển công cụ live video thu sẵn. Như vậy, việc kết nối với khách sẽ không bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng quá nhiều từ yếu tố “thời gian”.
Như đã nói, livestream hiện đã có mặt ở hầu hết các trang mạng xã hội. Vậy nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để làm việc chuyên nghiệp trên tất các kênh này. Theo đó, app hỗ trợ livestream sẽ là giải pháp hữu hiệu, để doanh nghiệp có những video livestream độc đáo, thu hút khách hàng ở tất cả các nền tảng mạng xã hội đang hiện có.
Đọc thêm: Chủ shop cần lưu ý gì khi sử dụng phần mềm quản lý fanpage?
Mặc dù phần mềm hỗ trợ livestream mang đến rất nhiều cơ hội bán hàng cũng như mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Vậy nhưng, để thu về được đúng tệp khách hàng tiềm năng từ hoạt động này thì việc khai thác và hiểu chi tiết về các tiện ích của các phần mềm này là điều cần thiết. Cụ thể các tính năng như sau:
Hiện nay, tại nhiều phần mềm hỗ trợ livestream đã cho phép người phát video có thể tự do thiết kế giao diện trên khung hình. Đây là một ưu điểm rất lớn để doanh nghiệp đánh dấu bản quyền video, giới thiệu hình ảnh thưởng hiệu và thu hút lượt xem bằng cách chèn logo, text, âm thanh cùng các hiệu ứng nền.
Nếu là người mới chưa hiểu được cách sử dụng hoặc tính thẩm mỹ của bạn không quá tốt, hãy tham khảo một số gợi ý từ các nhà cung cấp. Thông thường, những nội dung này sẽ được cung cấp ở các trang độc lập ngoài website như banhang, hotro,…
Về cơ bản, các phần mềm hỗ trợ livestream luôn được cài đặt sẵn một vài trò chơi phổ biến ví dụ như đuổi hình bắt chữ, trắc nghiệm, quay số may mắn… Chính ưu điểm này sẽ giúp doanh nghiệp tổ chức minigame dễ dàng hơn, theo đó mà số lượng người tham gia buổi phát sóng cũng được gia tăng đáng kể.
Xem ngay: Phần mềm quản lý bán hàng Cloudify POS
Trong vài năm gần đây, tính năng livestream trên các trang thương mại điện tử đã mang về nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Chính vì thế, phần mềm livestream chuyên nghiệp sẽ không thể không có sự liên kết với các nền tảng bán hàng online này. Và một trong những tính năng nổi bật thể hiện tính liên kết nằm ở chế độ tạo kho hàng, cho phép khách hàng đặt đơn ngay tại lúc livestream và tự động tích hợp vào đó hệ thống để chốt đơn.
Đi cùng sự phát triển chóng mặt của hình thức bán hàng qua livestream là sự ra đời của hàng loạt các app hỗ trợ livestream. Vậy nhưng, có một vấn đề đặt ra ở đây là liệu phần mềm hỗ trợ livestream liệu có thể tích hợp cùng với các phần mềm quản lý khác như bán hàng, kho, nhân sự,… mà doanh nghiệp đang sử dụng hay không.
Câu trả lời là có nhưng không có quá nhiều nhà cung cấp có thể phát hàng tính năng này. Thông thường, những phần mềm hỗ trợ livestream có khả năng tích hợp với phần mềm nếu các nền tảng ấy đã quá phổ biến trên thị trường như bepos, ocha, mipi, tpv, vshopplus hay htsoft… Theo đó, trước khi muốn khai thác tính năng đặc biệt này, doanh nghiệp cần hỏi kỹ ý kiến từ cả hai bên cung cấp phần mềm.
Cuối cùng, bạn hoàn toàn có thể khai thác tính năng livestream miễn phí của các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, để buổi phát sóng thu về nhiều dữ liệu nhất có thể thì phần mềm hỗ trợ livestream sẽ là điều cần thiết.
Đừng quên truy cập trang tin tức của Cloudify mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất bạn nhé.