Theo các chuyên gia, chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược, nếu đứng ngoài, doanh nghiệp nhất định sẽ thất bại. Thế nhưng, chuyển đổi số là một quá trình dai dẳng chứ không phải chỉ trong một hay hai năm. Vì thế, bất cứ sự sai sót nào trong quá trình chuyển đổi cũng khiến doanh nghiệp phải trả giá đắt. Hiểu được những tâm lý chung đó, trong bài viết này, Cloudify sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những vấn đề chuyển đổi số trong thời đại mới, từ đó, hạn chế được những sai lầm không đáng có.
Nội dung bài viết
Với mỗi người chuyển đổi số lại được hiểu theo những nghĩa khác nhau. Theo Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới đưa ra định nghĩa về chuyển đổi số như sau: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”. Còn Microsoft thì cho rằng “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới”.
Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản nhất, chuyển đối số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Nó bao gồm các công việc nhằm thay đổi cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả các khía cạnh khác nhau, thậm chí tạo ra một doanh nghiệp với ‘‘bộ mặt’’ hoàn toàn mới.
Cùng với sự bùng nổ của internet, chuyển đổi số đã tác động một cách khá toàn diện vào đời sống thực tại. Tuy nhiên, khái niệm chuyển đổi số còn được sử dụng một cách chưa đúng, khiến cho không ít người nhầm lẫn chuyển đổi số với số hóa.
Số hóa là một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Nó là công việc biến đổi các giá trị thực thành dữ liệu số. Còn chuyển đổi số là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và những ứng dụng của số hóa ở một mức độ cao hơn. Khi có các dữ liệu số hóa, doanh nghiệp sử dụng các các công nghệ như big data, AI…. để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.
Số hóa trong kỹ thuật và chuyển đổi số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói, số hóa tại các doanh nghiệp là cơ sở, nền tảng để hình thành nên chuyển đổi số, đem lại một sức sống mới, bộ mặt mới cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi số không phải chỉ vì nó là xu hướng toàn cầu mà còn bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Thế nhưng, ở Việt Nam nói riêng, chuyển đổi số vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: có cơ hội nhưng cũng có thách thức. Nó đòi hỏi những nhà quản trị phải nắm bắt tình hình để đưa ra cách giải quyết hợp lý.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển với hơn 97% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khoảng thời gian gần đây, có thể nói “ đại dịch covid là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số” với 3 trụ cột chính: Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Chuyển đổi số đã mở ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam:
Chuyển đổi số trong thời đại mới đa thay đổi cách thức nhân viên làm việc. Thay vì bắt buộc phải đến công ty, nhân viên có thể truy cập thông tin từ xa, giúp quá trình làm việc không bị ngắt quãng mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Một công ty chuyên nghiệp là công ty có thể cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Chuyển đổi số sẽ là công cụ đắc lực giúp các công ty thực hiện điều đó. Mọi thông tin đều được liên kết liền mạch, doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao sự hài lòng, gia tăng doanh số.
Việc ngồi chờ nhân viên gửi báo cáo qua email hoặc bản cứng thường khiến tiến quá trình làm việc của các CEO cũng như nhân viên bị đình trệ. Ngày nay, tổ chức hoàn toàn có thể chủ động truy cập các loại báo cáo mà mình muốn bất cứ lúc nào: nhân viên ghi nhận bán hàng, kế toán ghi nhận doanh số hay biến động nhân sự ở các bộ phận, CEO truy xuất báo cáo.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp triển khai công việc của mình một cách hiệu quả, tăng từ 30-40% cho tới 100%, giúp việc tương tác, chăm sóc, phục vụ khách hàng tốt hơn. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thị trường.
Mặc dù, chuyển đổi số trong thời đại mới đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc làm thay đổi nền kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng vai trò của chuyển đổi số hoặc đang gặp khó khăn để triển khai thành công mô hình này. Cụ thể, theo VCCI, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. Những vấn đề đó được hình thành từ những rào cản như:
Chuyển đổi số vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho doanh nghiệp. Quá trình thực hiện mô hình này không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi sự cố gắng từ các bộ phận và một chiến lược thông minh, tỉnh táo đến từ nhà quản trị.
Nếu bạn đang khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, cần một công ty uy tín, chất lượng để tối ưu hóa quá trình chuyển đổi, hạn chế những sai sót không đáng có, hãy tìm đến Cloudify. Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, chúng tôi luôn tự hào khi là một trong những công ty hàng đầu giúp các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Nhà lãnh đạo tài ba là người biết nắm bắt cơ hội. Vì thế, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Xin cảm ơn!
Tham khảo thêm:
>> Phần mềm Cloudify là gì? Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp