Bán hàng là một công việc vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Công việc bán hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: quy mô, sản phẩm, khách hàng,….Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm để giải quyết các khó khăn. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của giá lại thêm chưa hiểu rõ về các phần mềm hỗ trợ khiến cho doanh nghiệp còn đắn đo, suy nghĩ. Với những kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ giới thiệu một số chức năng mà doanh nghiệp không ngờ tới của các phần mềm bán hàng trong bài viết này. Hy vọng sẽ giúp các nhà quản lý tìm được câu trả lời thích hợp.
Nội dung bài viết
Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê, shop quần áo hiện nay nhiều vô kể. Trong đó, số lượng sử dụng các phần mềm bán hàng, phần mềm thanh toán tiền cũng không hề ít.
Có thể nói phần mềm quản lý bán hàng phổ biến hơn phần mềm quản lý sản xuất do số lượng các công ty thương mại, cửa hàng, quán cà phê nhiều. Tuy nhiên, việc tìm được một phần mềm phù hợp với mức giá mà thực sự tận dụng được hết các chức năng thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt.
Phần mềm bán hàng không chỉ quản lý được tất cả các dữ liệu của 1 cửa hàng trên cùng hệ thống mà còn quản lý được rất nhiều cửa hàng. Với sự thống nhất và đồng bộ kết quả kinh doanh từ các cửa hàng, người quản lý vừa dễ dàng nắm bắt dữ liệu, vừa không tốn thời gian, chi phí đi lại.
Tương tự, phần mềm cũng quản lý được toàn bộ nhân viên của chuỗi cửa hàng, giúp nắm bắt được ngày nghỉ, năng suất công việc,….Để người quản lý có thể đưa ra các hình thức thưởng, phạt kịp thời.
Mỗi cửa hàng đều có một kho lưu trữ nhỏ riêng và việc quản lý kho cũng được phần mềm xử lý nhanh chóng. Ngoài kiểm soát xuất, nhập, tồn, phần mềm còn cho thấy những mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào tồn lâu để có phương án kinh doanh hiệu quả hơn.
Có thể doanh nghiệp cho rằng phần mềm bán hàng sẽ chỉ chuyên các chức năng về quản lý bán hàng (danh mục hàng, doanh thu, lợi nhuận,…). Nhưng các phần mềm hiện nay đều có thể kết nối giữa người lãnh đạo với cấp dưới, vừa giúp gắn kết mối quan hệ giữa đồng nghiệp, vừa giúp trao đổi và báo cáo nhanh những vấn đề cấp thiết.
Ngoài ra, trong những khoảng thời gian doanh nghiệp không thể gặp mặt hoặc họp trực tiếp (ví dụ như giãn cách xã hội do dịch covid 19), người quản lý có thể trao đổi và họp với cấp dưới của mình ngay trên phần mềm quản lý bán hàng mà không cần đến các phần mềm khác.
Phân quyền trước hết chính là bảo vệ thông tin cho doanh nghiệp, nhất là những thông tin quan trọng mang tầm quyết định đến sống còn của công ty. Nhân viên sẽ chỉ được phép chỉnh sửa một số dữ liệu mà cấp trên cho phép, các chỉnh sửa cũng sẽ được lưu lại dưới tên từng người nhằm tránh việc đổ lỗi cho nhau.
Ngoài ra, khi lãnh đạo đi công tác xa hoặc vắng mặt, chế độ phân quyền cũng được sử dụng để chuyển giao quyền điều hành cho nhân viên quản lý. Đây là chức năng đơn giản, nhưng trong các công ty hiện nay, việc phân quyền chỉ được thể hiện qua lời nói và không thể giám sát được hoàn toàn, dễ dẫn đến những sai sót và mâu thuẫn nội bộ.
Phần mềm bán hàng càng ngày càng được cải tiến cho phù hợp với những nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng. Nhưng cũng có nhiều người dùng lại không thể tận dụng hết được những chức năng các phần mềm ấy. Điều này vô tình làm giảm đi lợi ích của người dùng và kéo theo vấn đề không tối ưu được tình hình kinh doanh.
Cloudify, phần mềm bán hàng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, tích hợp đầy đủ các chức năng của phần mềm quản lý bán hàng. Hệ thống đảm bảo an toàn, cập nhật nhanh chóng, dễ dàng sử dụng trên cả điện thoại thông minh và máy tính. Chúng tôi tự tin là phần mềm dẫn đầu, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cửa hàng. Liện hệ tới Cloudify.vn để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tham khảo thêm:
>> Bật mí cách quản lý bán hàng thành công