fbpx

Lập bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất qua 5 bước đơn giản

  1. Khánh Linh
    Người viết Khánh Linh

Lập bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất qua 5 bước đơn giản

Trong quá trình sản xuất, việc định mức vật liệu quan trọng vì nó gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và đôi khi ảnh hưởng đến cả giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp khi thực hiện tốt việc định mức nguyên liệu thì sẽ kiểm soát được tốt tình hình sản xuất, nắm được lợi thế về giá so với đối thủ… Trong bài viết hôm nay, Cloudify xin gửi tới bạn 5 bước đơn giản để lập bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất. 

1. Định mức nguyên vật liệu là gì?

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này. Định mức nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc. Lượng định mức này được đặt trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động bình thường: các điều kiện để sản xuất, yếu tố kỹ thuật đều được đáp ứng tốt.

Cách tính định mức sử dụng nguyên liệu
Cách tính định mức sử dụng nguyên liệu

Đối với doanh nghiệp, đặc biệt ngành sản xuất thì việc định mức sử dụng nguyên liệu rất quan trọng. Bởi vì việc này sẽ làm căn cứ cho hoạt động tự toán, định giá sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời việc định mức sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí sản xuất kinh doanh. Công thức tính định mức sử dụng nguyên liệu:

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá

Các yếu tố trong công thức được xác định như sau:

  • Định mức về lượng: Doanh nghiệp cần xác định số lượng nguyên vật liệu cần thiết (gồm cả lượng hao hụt) cho quá trình sản xuất. Trong đó “nguyên vật cần thiết” sẽ được tính theo số lượng, mức hao hụt được tính dựa theo số liệu đã phát sinh trước đó và ước tính số lượng hỏng trong tương lai thông qua phân tích các yếu tố tác động trong quá trình sản xuất.
  • Định mức giá của nguyên liệu: Định mức này là giá mua nguyên vật liệu sau khi trừ hết các chiết khấu, giảm giá, chi phí thu mua. Giá mua nguyên vật liệu có thể biến động trong các khoảng thời gian khác nhau. Doanh nghiệp có thể xác định được mức giá nguyên vật liệu và chi phí tại thời điểm mua thông qua xem xét tình hình các yếu tố tác động tới giá cả nguyên liệu.

Đọc thêm: 3 bước để tạo một file excel quản lý vật tư tốt nhất

2. 5 bước đơn giản để lập bảng định mức nguyên vật liệu

Từ công thức phía trên, Cloudify rút ra 5 bước cơ bản mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý khi lập bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất: 

  • Nắm rõ các nguyên liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm: Doanh nghiệp cần bao nhiêu loại nguyên vật liệu để làm ra thành phẩm? Và nguyên liệu đó là gì?
  • Làm sản phẩm mẫu: Mục đích việc này là để doanh nghiệp có thông số cụ thể của nguyên vật liệu cần để tạo ra một sản phẩm. Từ đó có thể nắm được sơ bộ số lượng nguyên liệu cần để sản xuất cho một kỳ.
  • Phân tích các tác động gây hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: Các yếu tố bao gồm ngoại cảnh (giá cả, thị trường, môi trường gây ảnh hưởng chất lượng nguyên vật liệu…) và cả yếu tố trong khi sản xuất (chất lượng máy móc, kỹ thuật, công suất,…)
  • Tính toán các trường hợp sản phẩm lỗi hỏng: Việc tính toán này bao gồm cả số lượng sản phẩm hỏng, số lượng nguyên vật liệu, … của các sản phẩm đó. Khi tính toán kỹ lưỡng số sản phẩm lỗi, doanh nghiệp còn có thể xem xét lại vấn đề gây ra lỗi và khắc phục nếu được.
  • Tính toán giá trị của nguyên vật liệu dùng để sản xuất. Vì có thể liên quan đến biến động giá cả và dự trù hợp lý cho các trường hợp này.

3. Xây dựng định mức nguyên vật liệu

Xây dựng định mức nguyên vật liệu
Xây dựng định mức nguyên vật liệu

Hiện nay có 3 phương pháp chính trong xây dựng bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất:

Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Định mức nguyên vật liệu sẽ được xác định dựa trên phương pháp bình quân gia truyền theo kết quả sử dụng nguyên vật liệu đã dùng trong kỳ trước đó. Yếu điểm của phương pháp này là sự chính xác thấp nhưng đơn giản và dễ áp dụng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp có đặc điểm là hoạt động sản xuất không ổn định.

Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm sẽ dựa trên kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, đồng thời kết hợp với điều kiện sản xuất để tiến hành kiểm tra. Sau đó, doanh nghiệp sẽ sửa đổi các kết quả đã tính toán phía trên và đưa ra sản xuất thử một khoảng thời gian. Mục đích nhằm xác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho kỳ kế hoạch tiếp theo

Nhược điểm phương pháp này là chưa có sự phân tích toàn diện. Có những yếu tố ảnh hưởng hoặc điều kiện trong phòng thí nghiệm chưa phù hợp với thực tế như điều kiện sản xuất có hạn, chi phí, thời gian thực hiện lâu.

Phương pháp phân tích

Phương pháp này sử dụng sự tính toán kinh tế kỹ thuật và phân tích toàn diện các yếu tố gây tiêu hao nguyên vật liệu trong khi sản xuất. Ưu điểm của phương pháp phân tích là độ chính xác rất cao bởi nó đã tính toán toàn diện cả những yếu tố gây ảnh hưởng. Nhược điểm là chi phí quá cao và thời gian thực hiện cũng lâu.

Đọc thêm: Phần mềm quản lý công trình được sử dụng nhiều hiện nay

4. Lời kết

Hiện nay, Cloudify đang cung cấp nhiều giải pháp công nghệ có tích hợp tính năng định mức nguyên vật liệu và được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Ví dụ như phần mềm quản lý kho, giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP đều có tính năng lên kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu một cách tự động, quản lý hàng hoá…. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp trong lĩnh vực sản xuất, vận hành kho, hãy liên hệ với Cloudify để nhận được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

King Jim Việt Nam “bắt tay” Cloudify chuyển đổi số trong sản xuất, giải phóng sức lao động công nhân viên

Mới đây, công ty TNHH King Jim Việt Nam đã chính thức khởi động dự án quản trị sản xuất chuyên sâu trên nền

Hệ thống quản lý sản xuất
Hệ thống quản lý sản xuất và những đặc trưng cơ bản

Sở hữu hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong quá trình kinh

5 chỉ số KPI sản xuất
5 chỉ số KPI sản xuất tiêu chuẩn mà doanh nghiệp nên biết

KPI sản xuất là một trong những yếu tố để đánh giá hiệu quả kinh doanh, sản xuất,… trong mọi doanh nghiệp. Mọi ngành

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)