KPI là các chỉ số quen thuộc hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và đưa ra được bộ KPI phù hợp. Hãy cùng Cloudify chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
KPI hay Key Performance Indicator là công cụ hỗ trợ đánh giá và đo lượng hiệu quả công việc dựa trên các số liệu khác nhau tùy thuộc vào ngành, nghề.
Chỉ số KPI giúp phản ánh năng suất làm việc của nhân viên, bộ phận hay một tổ chức khách quan nhất., Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra phương pháp cải thiện hoặc khuyến khích phù hợp.
KPI có thể dùng để quản lý hệ thống công việc của nhóm tổ chức, phòng ban nào đó hoặc đơn giản là tự quản lý công việc của cá nhân. Có thể thấy, đây là công cụ hiện đại giúp các quản lý triển khai chiến lược trên giấy tờ trở thành hoạt động cụ thể của từng bộ phận và cá nhân. Đảm bảo nhân viên hoàn thành các đầu mục công việc ở từng vị trí cụ thể.
Mặc dù KPI thường bị nhầm lẫn là mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng thực tế nó chỉ là công cụ hỗ trợ hoàn thành mục tiêu trong một thời hạn nhất định, hỗ trợ đánh giá hiệu suất.
Các chỉ số KPI sẽ tạo ra các cuộc thảo luận quan trọng liên quan đến công việc, từ đó đưa ra vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Đồng thời một bản KPI tiêu chuẩn sẽ mang lại bầu không khí học tập và cạnh tranh lành mạnh tại công ty.
Ví dụ, các bạn sales sẽ nhìn thấy kết quả làm việc từng ngày của nhau thông qua các chỉ số báo cáo về lead, good lead.v.v. Từ đó sẽ tự phấn đấu để đạt được KPI theo đúng dự kiến.
Đọc thêm: Top 3 phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Mỗi bộ phận sẽ sở hữu mục tiêu khác nhau, từ đó các chỉ số cũng có điểm khác biệt. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng KPI thông qua các bước sau:
Bước 1: Xác định bộ phận đưa ra chỉ số mục tiêu
Thông thường KPI sẽ được xây dựng từ chính người quản lý trong phòng ban hoặc từ nhân sự cấp cao đẩy xuống.
Người xây dựng là quản lý trực thuộc phòng/ban
Người xây dựng KPI là nhân sự cấp cao
Để đảm bảo chỉ số KPI được thực tế nhất, hãy kết hợp để nhân sự cấp cao đưa ra các chỉ số và trưởng bộ phận kiểm duyệt, đưa ra sửa đổi hợp lý.
Bước 2: Xác định các chỉ số KPI cụ thể
KPI cần được xác định dựa trên mục tiêu cụ thể của phòng ban, bộ phận thực hiện. Thông thường chúng ta có thể ứng dụng mô hình SMART để xác định KPI:
S – Specific: Mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp nói chung và bộ phận nói riêng
M – Measurable: Đó phải là mục tiêu có thể đo lường được
A – Attainable: Mục tiêu có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định
R – Relevant: Phải là mục tiêu thực tế
T – Timebound: Mục tiêu có thời gian thực hiện cụ thể (cCó thể theo ngày, tuần hoặc theo tháng)
Bước 3: Đưa ra các đề xuất về lương, thưởng
Khi đã đưa ra được các con số cụ thể về KPI, hãy đề xuất một mức thưởng hoặc phạt phù hợp để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
Đọc ngay: Các phương pháp nên dùng để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên
Không phải mẫu KPI nào cũng có thể khách quan và hợp lý ngay từ ngày đầu, hãy thường xuyên đánh giá và tối ưu lại các chỉ số, tránh trường hợp đưa ra các chỉ số thiếu thực tế, gây nên áp lực không đáng có ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
Thông thường một bản KPI sẽ bao gồm nhiều chỉ số khác nhau. Và các chỉ số sẽ có những mối liên hệ nhất định. Ví dụ, số tiền quảng cáo bỏ ra sẽ liên quan tới số tiền để được một click, hay số tiền để thu về 1 lead.v.v.
Việc xác định mối liên quan giữa các chỉ số sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thấy được lỗ hổng trong quá trình vận hành và thực hiện.
Đọc thêm: Quản lý KPI bằng phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương Cloudify HRM
Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về KPI, cách lên chỉ số và lựa chọn được các mẫu KPI cho nhân viên. Đừng quên theo dõi Cloudify để cập nhật những kiến thức bổ ích nhất!