Chuyển đổi số là một xu thế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ khi những thành tựu của khoa học công nghệ đang ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của cuộc sống. Trong môi trường doanh nghiệp, chuyển đổi số giúp củng cố năng lực cạnh tranh và gia tăng lợi thế đối với các đối thủ. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải kết hợp chuyển đổi số nội bộ tích hợp với quản lý khách hàng và nhà cung cấp. Vậy cụ thể doanh nghiệp cần phải chuẩn bị gì trước khi chuyển đổi số. Tìm hiểu ngày bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô đều phải cần sự hỗ trợ của chuyển đổi số. Thông thường, các công ty sẽ có những bước đầu tiên để chuyển đổi số bằng việc đưa vào áp dụng một số phần mềm như Hubspot, oracle hay Cloudify. Rồi sau đó, các công ty tiến hành điều chỉnh, thay đổi quy trình để phù hợp với hệ thống,đảm bảo mọi dữ liệu liên quan đều được số hóa trên phần mềm.
Theo IDG, có khoảng 89% doanh nghiệp có kế hoạch áp dụng kinh doanh với việc chuyển đổi số. Theo sau ngành dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe là các doanh nghiệp trong ngành công nghệ, bán lẻ hay doanh giục cũng đang đẩy nhanh tiến độ áp dụng kỹ thuật số để cải thiện hiệu quả kinh doanh của tổ chức.
CEO sẽ là người điều chỉnh lại các hoạt động doanh nghiệp sao cho phù hợp với nền tảng công nghệ số như xác định lại văn hóa doanh nghiệp, điều chỉnh lại quy trình cho phù hợp. Văn hóa kinh doanh là yếu tố quyết định, bởi việc thay đổi sẽ khiến một số nhân viên không chấp nhận, khó thích nghi và có thể họ sẽ rời bỏ công việc. Lúc này, CEO sẽ đóng vai trò quan trọng, cần phải có những quyết định sáng suốt, khéo léo để đảm bảo không ai gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận với phương pháp quản lý bằng kỹ thuật số.
Xem thêm: 10 lý do doanh nghiệp cần phải triển khai hệ thống quản lý ERP
Giám đốc bán hàng sẽ thay thế các phương pháp bán hàng truyền thống, thay vào đó là các công cụ hiện đại với công nghệ, ví dụ như thay thế các cuộc gọi điện thoại bằng cách tương tác trên mạng xã hội thông qua kết nối internet. giám đốc bán hàng có thể thay đổi các dịch vụ trải nghiệm khách hàng trên chính các thiết bị di động cầm tay hoặc máy tính. Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp đáp ứng nhanh chóng các thỏa mãn của khách hàng cao hơn. Bên cạnh đó, công cụ kỹ thuật số sẽ giúp xác định đúng các khách hàng để tối ưu hóa chi phí cũng như đem tới sự phù hợp cao nhất giữa nhu cầu khách hàng và sản phẩm.
Vai trò của bộ phận CNTT cần phải được chú trọng đầu tư phát triển. Doanh nghiệp cần phối hợp các hoạt động công nghệ thông tin với các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp để nhanh chóng số hóa dữ liệu cũng như thử nghiệp các công cụ, phương pháp mới trong việc quản lý tổ chức doanh nghiệp.
Là một trong 3 động lực của chuyển đổi số, tiếp thị là yếu tố cần được thay đổi để phù hợp với công nghệ. Giám đốc tiếp thị cần chuyển đổi phương thức từ ngoại tuyến sáng sử dụng chiến lược tương tác thông quan internet bằng các công cụ như email và các trang mạng xã hội. Từ đó, có thể tạo lập giao tiếp 2 chiều với khách hàng, giúp họ tiến gần hơn đến sản phẩm và đáp ứng cao nhất nhu cầu của họ.
Thực hiện chuyển đổi số sẽ là tất yếu với doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động, thay đổi hàng ngày hàng giờ như hiện nay. Mỗi phòng ban/ bộ phận sẽ luôn trong tâm thế thay đổi để phù hợp với kỹ thuật số, phải chủ động đón đầu công nghệ mới và hiện đại. Mặc dù chuyển đổi số là cả một quá trình khó khăn nhưng khi thành công thì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chuẩn bị kỹ lưỡng những điều kiện cần thiết về cả nguồn lực vật chất và tài chính sẽ là một yếu tố giúp doanh nghiệp có môi trường thuận lợi để số hóa thành công.
Một trong những bước chuẩn bị để chuyển đổi số đó là sử dụng các hệ thống phần mềm. Cloudify tự tin hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình số hóa bằng các công cụ quản lý thông minh dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm, liên hệ ngay với Cloudify để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Kinh nghiệm chuyển đổi số của các thương hiệu trên thế giới
Chuyển đổi số dành cho công ty khởi nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Tại sao doanh nghiệp nên chuyển sang sử dụng hệ thống ERP?
Nên sử dụng giải pháp phần mềm ERP trong nước hay ERP nước ngoài?