Quản lý kho hàng là công việc hàng ngày của người quản lý. Cụ thể, người quản lý sẽ phải giải quyết các vấn đề, bài toán liên quan đến kho hàng, xuất, nhập, tồn,…., đồng thời quản lý nguồn nhân lực sao cho hiệu quả. Để làm được điều đó, ngoài kỹ năng mềm và trình độ chuyên môn, nhà quản trị còn cần phải nắm được phương pháp, trau dồi thêm kinh nghiệm. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới các chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả.
Nội dung bài viết
Vì sao nên có kinh nghiệm quản lý kho?
Khác với kỹ năng và trình độ chuyên môn, những kinh nghiệm là thứ không thể học thông qua lý thuyết mà còn cần có sự thực hành, trải nghiệm. Đối với những nhà quản trị mới, mặc dù được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nhưng kinh nghiệm lại là yếu tố thiếu rất nhiều. Vậy vì sao kinh nghiệm quản lý kho lại trở nên quan trọng?
Kinh nghiệm quản lý kho giúp các giác quan của nhà quản trị nhanh nhạy, dễ nhận biết, nắm bắt tình hình tốt hơn. Một nhà quản lý có kinh nghiệm có thể xử lý tình huống cấp bách một cách nhanh chóng và hợp lý. Đồng thời, nhà quản lý có thể điều phối kho hàng và các nhân viên kho sao cho phù hợp, tùy tình huống.
Cách hiệu quả cho doanh nghiệp, cửa hàng
Để trở thành một nhà quản lý có kinh nghiệm, nhà quản trị sẽ cần thời gian quan sát, thu thập thông tin, học hỏi từ những người đi trước. Nhằm giúp các nhà quản trị trong quá trình tìm hiểu và tham khảo thông tin, trau dồi kinh nghiệm, chúng tôi xin chia sẻ 5 kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả sau đây.
Nhà quản trị nên trực tiếp sắp xếp hàng hóa trong kho một vài lần để quan sát và tìm ra quy luật sắp xếp kho hàng cho phù hợp và khoa học. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan như không gian, ánh sáng, độ ẩm,…cũng cần được lưu ý vì nó ảnh hưởng đến vị trí và chất lượng hàng hóa trong kho. Nhà quản trị nên lập sơ đồ kho, cập nhật sơ đồ khi có phát sinh hàng hóa và kiểm tra định kỳ dựa vào sơ đồ.
Việc kiểm tra các chứng từ nhập xuất hàng cần tuân theo đúng quy định và chỉ cho phép các cá nhân có liên quan như nhân viên kho, nhân viên kiểm định,….Sau khi nhận chứng từ, người phụ trách lưu lại và chuyển cho bộ phận kế toán theo quy định. Quy trình nhập xuất hàng cần phải tuân thủ và không được bỏ sót công đoạn nào, đảm bảo số lượng nhập, xuất trùng khớp với chứng từ, giấy tờ.
Công nghệ quản lý kho ngày nay là một yếu tố rất phổ biến và gần như là cần thiết trong mọi doanh nghiệp. Các công nghệ thường thấy gồm: camera an ninh, máy tính để cài phần mềm quản lý, máy quét mã vạch,… Nếu kho hàng nhỏ, quy mô doanh nghiệp không lớn, nhà quản trị vẫn có thể áp dụng các cách quản lý truyền thống. Tuy nhiên, phần mềm quản lý kho và máy quét mã vạch là hai công cụ đắc lực nên đầu tư cho quản trị kho để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý kho Cloudify
Quản lý nhân lực tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm các vấn đề như: thất thoát hàng hóa do mất trộm, mất dữ liệu, rò rỉ thông tin,….Bên cạnh đó, nhân lực chính là yếu tố chủ chốt trong mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngoài đào tạo nhân lực, nhà quản trị nên có các đãi ngộ như tiền thưởng, tổ chức các buổi đi chơi tập thể,….
Ra, vào kho là điều cực kỳ quan trọng, nhất là đối với những kho hàng lớn, có nhiều hàng hóa có giá trị cao. Nếu để người không phận sự ra, vào kho rất có thể xảy ra vấn đề mất hàng hóa, dữ liệu. Do đó, cần đảm bảo xuất trình thẻ hoặc giấy tờ cho phép mỗi khi vào hoặc ra khỏi kho.
Với 5 kinh nghiệm quản lý kho mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng nhà quản trị có thêm thông tin, đồng thời dựa vào tình hình kho hàng để cải thiện quy trình quản lý. Nếu nhà quản trị có nhu cầu tìm kiếm một phần mềm quản lý kho, xin liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được trải nghiệm miễn phí.
Tham khảo thêm:
WMS là gì? Tại sao nên sử dụng hệ thống quản lý kho hàng WMS
Cách quản lý kho hàng hiệu quả bằng phần mềm quản lý kho