Nền tảng thương mại điện tử B2B là một trong những khái niệm quen thuộc và phổ biến hiện nay. Các doanh nghiệp thương mại B2B đã và đang rất thịnh hành ở không chỉ trên thế giới mà còn cả Việt Nam. Trong bán hàng, đa số các vấn đề xảy ra đều được các chuyên gia khuyên sử dụng phần mềm bán hàng B2B để giải quyết. Vậy thực tế, doanh nghiệp thương mại B2B có thực sự cần tới phần mềm về quản lý bán hàng? Câu trả lời sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tổng quan về phần mềm bán hàng B2B
B2B là viết tắt của Business to Business nghĩa là hình thức trao đổi, giao dịch, kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình này thường xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử, trên các kênh thương mại điện tử. Mô hình B2B có rất nhiều ưu điểm như: tăng hiệu suất làm việc, độ tin cậy cao,… cùng với sự phát triển của thương mại điện tử khiến cho mô hình này được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Phần mềm bán hàng B2B có thể hiểu là phần mềm quản lý dành cho các doanh nghiệp thương mại B2B. Thực tế, lượng khách hàng của các doanh nghiệp áp dụng mô hình B2B không nhiều như B2C. Chính vì vậy, rất nhiều nhà quản trị luôn đặt câu hỏi liệu doanh nghiệp B2B có thực sự cần tới một phần mềm quản lý?
B2B khác B2C ở chỗ tuy quy mô và số lượng giao dịch của B2B không lớn bằng. Nhưng nếu tính theo thời gian, con số ấy cũng không hề nhỏ. Bên cạnh đó, các giao dịch của B2B có tính chất phức tạp, rắc rối hơn B2C rất nhiều. Các doanh nghiệp bán hàng theo mô hình B2B vẫn cần phải xử lý các công việc cơ bản như: quản lý danh mục sản phẩm – dịch vụ, quản lý công nợ, quản lý khách hàng,…. Do đó, phần mềm bán hàng B2B vẫn là một trong những yếu tố cần thiết hỗ trợ quản trị bán hàng cho doanh nghiệp. Cụ thể, ta có thể nắm được lý do vì sao doanh nghiệp cần phần mềm bán hàng qua các yếu tố:
Phần mềm tự động cập nhật, quản lý các thông tin liên hệ khách hàng và lưu lại lịch sử giao dịch.
Ngoài quản lý khách hàng như quản lý thông tin khách hàng, thông tin đơn hàng,… phần mềm còn đánh dấu lại những giao dịch triển vọng. Đồng thời, phần mềm giúp ghi nhận các giao dịch với khách hàng nhanh chóng theo thời gian thực.
Phần mềm bán hàng hỗ trợ quản lý các hợp đồng, công nợ, đồng thời thực hiện các hợp đồng theo thiết lập.
Việc báo cáo bán hàng luôn tuân theo các tiêu chí khác nhau, nhưng nhìn chung đều chính xác và nhanh chóng.
Dựa vào thông tin khách hàng, đơn hàng, hợp đồng, sản phẩm, nhu cầu,…. phần mềm sẽ cung cấp dữ liệu cho các chiến dịch chăm sóc khách hàng giúp các chiến dịch được đầy đủ, hoàn thiện hơn.
Doanh nghiệp có cần tới phần mềm bán hàng không?
Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng nhanh chóng theo thời gian thực. Nhờ đó, công tác chăm sóc khách hàng được tăng cường, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người dùng.
Từ chức năng quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng và lịch sử giao dịch, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xem xét, hỗ trợ khi có vấn đề.
Với chức năng quản lý đồng bộ, nhất quán, phòng bán hàng và các phòng ban khác như sản xuất, marketing,…sẽ dễ dàng hối hợp
Trình bày báo cáo bán hàng nhanh chóng, đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí, phần mềm còn có thể xuất báo cáo theo các tiêu chí, đơn vị,…khác nhau.
Phần mềm luôn thống kê hiệu quả hoạt động của các phòng ban, của từng cá nhân một cách rõ ràng, chính xác.
Nguồn dữ liệu được lưu trữ và sao lưu để hạn chế vấn đề mất dữ liệu, việc phục vụ, tư vấn, chăm sóc khách hàng cũng từ đó được cải thiện nhiều hơn.
Với những lý do trên, chúng tôi có thể kết luận phần mềm bán hàng B2B thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Không chỉ thế, các phần mềm quản lý bán hàng còn rất hữu ích đối với cả doanh nghiệp B2B và B2C. Do đó, thông qua bài viết, phần mềm Cloudify rất mong muốn được đồng hành cùng doanh nghiệp B2B và B2C trên con đường kinh doanh. Liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm
Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp
Vòng đời sản phẩm và những điều doanh nghiệp cần biết
Phân biệt ERP và CRM – Giải pháp nào cho doanh nghiệp 4.0?
So sánh top 4 phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất hiện nay