fbpx

3 nguyên nhân khiến doanh nghiệp triển khai ERP thất bại

  1. Thảo Lê
    Người viết Thảo Lê

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp triển khai ERP thất bại

Hệ thống ERP hiện nay được vận dụng ở rất nhiều doanh nghiệp với mọi quy mô, ngành nghề do mức độ chuyên sâu nó. Tuy nhiên, trong thực tế cứ 10 doanh nghiệp triển khai thì lại có 7 doanh nghiệp triển khai thất bại. Tại sao tỷ lệ thất bại lại lớn đến thế? Và doanh nghiệp cần làm gì để tăng khả năng triển khai ERP thành công? Nguyên nhân khiến doanh nghiệp triển khai ERP thất bại chính là chủ đề mà chúng tôi sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

3 nguyên nhân triển khai ERP thất bại của doanh nghiệp

3 nguyên nhân triển khai ERP thất bại của doanh nghiệp

3 nguyên nhân triển khai ERP thất bại của doanh nghiệp

Rất nhiều người có suy nghĩ khi triển khai ERP thất bại là do phía phần mềm ERP không tốt hoặc nhà cung cấp không hoàn thành trách nhiệm. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ. Trong thực tế, các nguyên nhân chính chủ yếu đến từ sự thiếu chuẩn bị của doanh nghiệp. Dưới đây là 3 nguyên nhân khiến việc triển khai ERP thất bại:

  • Triển khai ERP thất bại do quyết định vội vàng

ERP là một hệ thống phức tạp, đòi hỏi trước khi triển khai phải có sự chuẩn bị chu đáo, có một kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Kế hoạch triển khai ERP phải đảm bảo tính trực quan, khả thi và cụ thể. Chính vì vậy, để lên một kế hoạch triển khai hợp lý đòi hỏi nhà quản trị phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp lại bỏ qua bước chuẩn bị hoặc chuẩn bị rất sơ sài mà đã vội vàng quyết định đầu tư. Sự vội vàng có thể do doanh nghiệp nóng lòng muốn tăng khả năng cạnh tranh, muốn tối ưu quy trình càng sớm càng tốt hoặc chỉ đơn giản là chạy theo xu hướng. Nhưng dù với lý do gì, một sự quyết định vội vàng có thể gây ra hậu quả rất lớn.

  • Triển khai ERP thất bại do chuyển đổi dữ liệu chưa tốt

Trong triển khai ERP, doanh nghiệp sẽ cần nhập các dữ liệu hiện tại vào hệ thống ERP. Tuy nhiên, thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có những nhân viên có trình độ tin học tốt. Do đó, việc tiếp cận và làm quen để chuyển đổi dữ liệu là điều khó mà thích nghi được ngay với nhân viên. Một thực trạng xảy ra đó là do chưa quen với hệ thống ERP nên rất nhiều nhân viên vẫn chọn cách làm như trước kia, khi đã có số liệu rồi mới nhập vào phần mềm cho có để báo cáo. Cách làm này vô cùng tốn thời gian và đã thể hiện rõ rệt của việc triển khai ERP thất bại.

  • Không bám sát quy trình

ERP vốn phức tạp nên đòi hỏi thời gian triển khai lâu dài và cẩn thận. Một kế hoạch triển khai hợp lý sẽ giúp quy trình trở nên thuận lợi hơn. Nhà cung cấp và doanh nghiệp cần bàn bạc để đưa ra một phương pháp cũng như quy trình triển khai phù hợp. Và điều cần lưu ý là doanh nghiệp lẫn nhà cung cấp cần theo sát quy trình ấy để đạt hiệu quả cao nhất.

Nhiều doanh nghiệp đã triển khai thất bại do chủ quan và ỷ lại vào nhà cung cấp. Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp cho rằng việc triển khai là trách nhiệm của nhà cung cấp. Nhưng trách nhiệm triển khai phải từ cả hai phía và phải có sự hợp tác, bám sát để hoàn thành triển khai.

Doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế việc triển khai ERP thất bại

Doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế việc triển khai ERP thất bại

Doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế việc triển khai ERP thất bại

Triển khai ERP thất bại có rất nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Việc xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục không phải dễ dàng và cần thời gian. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể hạn chế triển khai thất bại, chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp gồm:

  • Xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh

Lập kế hoạch là một trong những phương pháp cơ bản và hiệu quả nhất. Kế hoạch được ví như sườn của dự án, giúp cả doanh nghiệp và nhà cung cấp nắm được những ý chính cần thực hiện và bám sát theo đó để triển khai.

  • Nắm được tình hình công ty

Doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu của các nhân viên, phòng ban, những người sử dụng cuối cùng. Đồng thời tìm hiểu về quy mô, ngành nghề và phần mềm ERP mà đối thủ đang sử dụng để có một kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết nhất. Lời khuyên của chúng tôi là nên lựa chọn phần mềm phù hợp nhất chứ không phải phần mềm rẻ nhất.

  • Có trách nhiệm, hợp tác trong triển khai

Doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp trong khi triển khai để quy trình đạt được hiệu quả tốt nhất. Luôn nhắc nhở nhân viên tham gia đầy đủ các buổi họp và đào tạo để sử dụng phần mềm. Đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho phía nhà cung cấp, tạo điều kiện cho việc triển khai được thuận lợi nhất.

Trên đây là những chia sẻ của về nguyên nhân khiến triển khai ERP thất bại và những phương pháp khắc phục. Sau bài viết, nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, liên hệ với chúng tôi ngay qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

Tại sao doanh nghiệp nên chuyển sang sử dụng hệ thống ERP?

Giờ đây, ERP không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với các nhà quản trị mà nó vô cùng phổ biến trong

Ưu, nhược điểm của giải pháp ERP đối với doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ 4.0, nhà quản trị luôn phải tìm cách tiếp cận và áp dụng công nghệ cho công ty mình.

SAP ERP là gì? Đánh giá tổng quan về phần mềm SAP ERP

SAP ERP là phần mềm ERP được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp trong hoạt

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)