Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng phát triển hơn. Vậy doanh nghiệp sản xuất có nên áp dụng thương mại điện tử? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Một cách dễ hiểu hơn thì thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng…
Thống kê thương mại điện tử:
Thương mại điện tử là gì?
Các giải pháp truyền thống của việc quảng bá doanh nghiệp bao gồm gọi điện, phát tờ rơi, dán các tờ quảng cáo ở nơi công cộng. Những hoạt động này không những chiếm nhiều thời gian, công sức, tiền bạc mà lại còn không hiệu quả.
Việc ứng dụng nền tảng thương mại điện tử sẽ thay đổi cách mà sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục thực hiện các phương thức kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, nền tảng này giúp bạn mở rộng đáng kể khả năng kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp và nhà bán lẻ khác nhau trên toàn cầu trong một khoảng thời gian ngắn.
Hãy tưởng tượng doanh nghiệp có thể mở cửa, kinh doanh 24/7 chứ không chỉ vào ban ngày thì sẽ giúp doanh số của tổ chức tăng lên nhiều như thế nào. Ứng dụng thương mại điện tử sẽ giúp khách hàng thuận tiện xem sản phẩm và đặt hàng bất cứ lúc nào. Nhờ đó, thúc đẩy đáng kể số lượng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Một nền tảng thương mại điện tử sẽ nắm giữ một kho tàng dữ liệu khách hàng quan trọng cho doanh nghiệp. Ứng dụng giúp người quản lý biết được những sản phẩm được bán nhiều nhất. Dựa trên điều này, doanh nghiệp có thể thực hiện các thay đổi đối với dự báo bán hàng và lập kế hoạch sản xuất chính xác. Dữ liệu cũng cung cấp cho tổ chức chi tiết những thông tin hữu ích về khách hàng, giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng về yêu cầu, danh mục sản phẩm, hậu cần, giá cả, tiếp thị sản phẩm….
Lợi ích của việc áp dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp sản xuất
Trong các giải pháp truyền thống, mỗi đơn đặt hàng được nhập theo cách thủ công bởi nhân viên. Điều này làm tăng khả năng xảy ra lỗi đánh máy trong khi nhập liệu, dẫn đến việc sản xuất và vận chuyển sản phẩm bị chậm trễ. Ngoài ra, có nhiều khả năng nhân viên nhập sai chi tiết hàng tồn kho dẫn đến dự trữ quá nhiều hoặc quá ít, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng….
Đối với nền tảng thương mại điện tử, khách hàng tự nhập chi tiết đơn hàng, giảm nguy cơ sai sót. Sự can thiệp của con người ít hơn do dữ liệu tự động luân chuyển từ đó, làm tăng độ chính xác của dữ liệu và kiểm soát hoạt động mua bán. Cập nhật hàng tồn kho là tức thời, do đó đảm bảo thông tin chính xác luôn có sẵn cho khách hàng và chủ doanh nghiệp.
Có một thị trường trực tuyến làm tăng khả năng quảng bá thương hiệu. Việc thiết kế thị trường theo nguyên tắc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đảm bảo rằng thông tin chi tiết về doanh nghiệp / sản phẩm sẽ đến được với các đối tượng khách hàng tiềm năng. Điều này làm tăng khả năng nhận diện của doanh nghiệp đối với khách hàng, đồng thời tạo ra sự chuyên nghiệp, hiện đại trong khâu quảng bá sản phẩm.
Doanh nghiệp sản xuất có thể tích hợp thương mại điện tử vào phần mềm ERP để gia tăng hiệu quả. Các doanh nghiệp sản xuất & phân phối muốn phát triển nhanh chóng và đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu cần sự kết hợp của hai giải pháp này. Cloudify là công ty chuyên cung ứng các giải pháp ERP có tích hợp nền tảng thương mại điện tử. Nếu doanh nghiệp quan tâm và muốn trải nghiệm sản phẩm của chúng tôi vui lòng liên hệ qua Cloudify.vn để được tư vấn và biết thêm chi tiết.
Xem thêm
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống Cloud ERP?
Quản lý kho thông minh với phần mềm quản lý kho Cloudify
Tư vấn chọn phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bán hàng D2C – Xu hướng mới của doanh nghiệp