fbpx

Kênh phân phối là gì? Phát triển kênh phân phối hiệu quả 

  1. Chử Văn Đạt
    Người viết Chử Văn Đạt

Kênh phân phối là gì? Phát triển kênh phân phối hiệu quả

Sau khi nghiên cứu và sản xuất ra một sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phân phối và tối ưu chúng nhằm quảng bá sản phẩm đến gần với người dùng. Vậy kênh phân phối là gì, có những loại kênh phân phối nào và làm sao phát triển hệ thống kênh phân phối hiệu quả? Hãy cùng Cloudify tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!

Kênh phân phối là gì và các chức năng quan trọng

Kênh phân phối (KPP) hay Distribution Channel là tập hợp các cá nhân, tổ chức cùng nhau tham gia quá trình lưu thông hàng hóa, sản phẩm từ đơn vị sản xuất cho tới tay người tiêu dùng. 

Những nhà phân phối ở giữa đơn vị sản xuất sản phẩm, hàng hóa và người tiêu dùng được gọi là trung gian phân phối. Đây là những người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên dòng chảy sản phẩm, mang sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng cuối. Hiện nay có nhiều trung gian phân phối khác như: đại lý, môi giới, nhà phân phối, nhà bán buôn và nhà bán lẻ 

Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng với đúng mức giá mà họ có thể chi trả, đúng phân loại, đúng thời gian và đúng địa điểm. 

Về cơ bản, kênh phân phối giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của sản xuất và tiêu dùng, bao gồm: 

(1) Khách hàng thường yêu cầu đa dạng các mẫu hàng hóa trong khi nhà sản xuất thường đưa ra một loại sản phẩm cụ thể với số lượng lớn. 

(2) Sản xuất thường chỉ ở cố định một địa điểm trong khi người tiêu dùng lại trải dài rộng khắp cả nước và quốc tế

(3) Thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng thường không đồng nhất. 

Các loại kênh phân phối thường gặp 

Bằng nhiều cách khác nhau, nhà sản xuất có thể thiết kế các kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đem sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng. Hành trình này cũng thiết lập nên sự đa dạng của các kênh phân phối trên thị trường. 

Kênh phân phối trực tiếp

Được xem là kênh phân phối ngắn nhất trong chuỗi quy trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ, phân phối trực tiếp cho phép hàng hóa được chuyển thẳng từ đơn vị sản xuất tới tay người tiêu dùng mà không cần đi qua bất kỳ kênh trung gian hay các trung gian phân phối nào khác. 

Ví dụ: Ngân hàng là một trong những doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Mọi quy trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của ngân hàng đều diễn ra trực tiếp giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng mà không cần qua kênh trung gian nào

Kênh phân phối gián tiếp 

Đây là kênh phân phối được áp dụng hầu hết các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng. Các loại hàng hóa sẽ phải đi qua một hoặc nhiều đơn vị trung gian phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng. 

Kênh phân phối gián tiếp được chia thành 2 loại nhỏ là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại. 

  • Kênh phân phối truyền thống: Trong kênh này, mọi loại hàng hóa đều trải qua rất nhiều khâu từ nhà sản xuất thông qua các trình tự của một số kênh trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh ưu điểm tiếp cận được đúng tệp khách hàng thì hình thức này khiến doanh nghiệp khó kiểm soát giá bán do trải qua rất nhiều quy trình khác nhau 

Ví dụ: Nhà sản xuất sản xuất ra sản phẩm => Gửi cho bên mô giới => Bên mô giới tìm kiếm và phân phối tới các nhà bán buôn, bản sỉ =>  Các nhà bán lẻ mua lại => Bán cho người tiêu dùng 

  • Kênh phân phối hiện đại: Đây là hình thức phân phối trực tiếp sản phẩm tới trung gian phân phối phù hợp nhất và lưu thông tới người tiêu dùng. Đây là hình thức tiết kiệm thời gian và chi phí, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được giá bán 

Ví dụ: Hệ thống siêu thị Vinmart+ phân phối hàng hóa do tập đoàn Vingroup sản xuất, nhập khẩu 

Làm sao phát triển hệ thống kênh phân phối hiệu quả? 

Để có thể phát triển kênh phân phối hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện  4 bước cơ bản sau: 

Bước 1: Phân tích đặc điểm của tệp khách hàng mục tiêu 

Việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng kênh phân phối và xây dựng kênh vững chắc hơn. 

Bước 2: Xác định mục tiêu của kênh phân phối được lựa chọn

Thông thường chúng ta cần xác định các mục liên quan tới số lượng sản phẩm, mục tiêu doanh số và số sản phẩm được tiêu thụ trong khoảng thời gian nhất định, số lượng nhà phân phối sẽ tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ 

Bước 3: Liệt kê và đánh giá hiệu quả từng kênh phân phối

Việc quản lý kênh phân phối và kiểm soát hoạt động, giá cả là vấn đề cực kỳ quan trọng. Sau khi đã lựa chọn được kênh phân phối phù hợp, kiểm soát chất lượng kênh sẽ hỗ trợ hạn chế rủi ro. 

Bước 4: Phát triển các kênh phân phối 

Chọn được kênh phân phối phù hợp chưa phải là khâu cuối cùng của quy trình phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp cần quan tâm, chăm sóc và phát triển các kênh phân phối để có thể mang lại lợi nhuận dài hạn trong tương lai. 

Việc hiểu đúng, rõ kênh phân phối là gì sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có phương pháp sản phẩm, bán hàng và tối ưu hóa lợi nhuận. Đừng quên theo dõi Cloudify để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé! 

Đọc thêm: Phần mềm quản lý hệ thống phân phối có hoạt động hiệu quả?

0/5 (0 Reviews)

Bài liên quan

phần mềm quản lý quán ăn
Xử lý 5 rắc rối trong kinh doanh với phần mềm quản lý quán ăn

Kinh doanh quán ăn là một ngành dịch vụ phức tạp bởi sự rắc rối trong quy trình quản lý. khối lượng công việc

Phần mềm quản lý bán hàng offline có phải sự lựa chọn tốt nhất?
Phần mềm quản lý bán hàng offline có phải sự lựa chọn tốt nhất?

Bên cạnh những phần mềm quản lý bán hàng online thì những giải pháp offline cũng đang là mối quan tâm của nhiều doanh

Mẫu mẫu đơn đặt hàng - Update mẫu đơn đặt hàngmới nhất 2021
Mẫu đơn đặt hàng – Update mẫu đơn đặt hàng mới nhất 2021

Khâu nhập hàng nguyên vật liệu luôn xuất hiện khi một doanh nghiệp muốn kinh doanh sản xuất. Các đơn đặt hàng được tạo

Tòa nhà Dolphin Plaza – Tầng 2 số 28 Trần Bình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng HCM

169 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

© 2019 - 2024 Cloudify ERP.
0/5 (0 Reviews)
  • Đăng ký thông tin

Hơn 3,000+ doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng. Cùng khám phá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp bạn ngay hôm nay!

Xin chào

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn theo lịch hẹn.

Hotline:1900 866 695 (24/7)